Giá điện bị ‘đánh úp’: Người dân than trời!

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thắp sáng niềm tin?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thắp sáng niềm tin?
- Quảng Cáo -

Thiền LâmCali Today |

“Giá điện bị ‘đánh úp’: Người dân than trời!” – một ít tờ báo nhà nước lại rền rĩ, trong lúc hai tầng lớp thu nhập trung bình và người nghèo Việt Nam còn nặng gánh lo toan về chuyện vừa tiện tặn vừa khốn khó hơn cả những năm trước.

Ngày 1/12/2017, chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” đã bất chấp tiếng kêu oán thán của nhân dân và khuyến nghị của giới trí thức khi giáng thêm một đòn xây xẩm mặt mặt người nghèo và doanh nghiệp: giá điện tăng thêm 6,08% thành 1.720,65đ/1kwh chưa kể thuế VAT.

Những tờ báo nhà nước chưa đến mức vô cảm mô tả trước việc tăng giá điện, cả người dân lẫn doanh nghiệp đều lo lắng sẽ kéo theo bão giá vào dịp cuối năm và Tết. Bởi theo tính toán, với biểu giá điện chia thành sáu bậc với mức giá tăng dần thì chỉ những người sử dụng dưới 100 kWh mới được hưởng giá điện dưới mức giá bán lẻ điện bình quân. Còn lại, đại đa số người tiêu dùng phải trả tiền cao hơn giá bán lẻ điện bình quân.

- Quảng Cáo -

PGS, TS. Ngô Trí Long đánh giá, giá điện là yếu tố đầu vào quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, nên giá điện tăng chắc chắn tác động toàn bộ các ngành kinh tế, gây thêm trở ngại cho doanh nghiệp.

Mức tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể sử dụng nhiều hay ít điện. Trước mắt, sẽ tác động lên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2017 và sẽ kéo qua năm 2018. Người tiêu dùng sắp tới cũng sẽ chịu tăng thêm chi phí do giá điện sinh hoạt tăng và giá sản phẩm hàng hóa tăng theo giá điện.

Chị Lan Hồng (nhà ở quận 12, Sài Gòn) cho biết khi giá điện tăng 6,08%, tính ra gia đình chị mỗi tháng phải trả thêm khoảng 200.000-300.000 đồng. “Hiện tại người dân đã vất vả vì viện phí, học phí… tăng, nay lại thêm tiền điện tăng. Các mặt hàng tiêu dùng tới đây cũng sẽ “té nước theo mưa” tăng theo, trong khi thu nhập của những thành viên trong gia đình không tăng” – chị Hồng thở dài.

Dù thông tin tăng giá điện mới được công bố nhưng từ nhiều ngày trước, các chủ trọ ở Sài Gòn đã sớm thông báo cho người thuê phòng về việc sẽ tăng nâng giá điện cao hơn bình thường. Bà Nguyễn Thị Dung (chủ khu trọ hơn 20 phòng ở quận Thủ Đức, Sài Gòn) cho biết, khu trọ của bà đa số là sinh viên và công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Với mức giá hiện hành, mỗi tháng đến kỳ đóng tiền điện, người thuê trọ đã than lên than xuống, giờ nhà nước tăng giá thì buộc bà cũng phải tăng theo. “Thu nhập của công nhân, sinh viên chẳng được bao nhiêu mà điện, nước, chi phí sinh hoạt cứ tăng lên như vậy thì làm sao họ chịu nổi?”, bà Dung nói.

Cũng như bà Dung, bà Lê Thị Hạnh (chủ hai dãy phòng trọ tại Khu đô thị Đại học Quốc gia) cho hay, bình thường giá điện áp dụng cho các phòng trọ là 3.500 đồng/kwh, nay nhà nước tăng giá thì bà cũng tăng thêm khoảng 1.000 đồng/kwh. Dù mức tăng không cao lắm nhưng khi tính chung cả khu trọ cộng lại, kèm theo thuế VAT nữa thì sinh viên ở trọ cũng phải tăng thêm một khoản kha khá để bù vào tiền điện.

Sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Linh (ở trọ tại quận Thủ Đức, Sài Gòn) cho biết, với giá điện như hiện nay đã là gánh nặng rồi, giờ tăng thêm sẽ khiến nhiều sinh viên phải chắt chiu hơn trong các khoản sinh hoạt để trả tiền điện. “Lâu nay bọn em đóng 3.000 đồng/kwh, cách đây mấy ngày, chủ trọ qua thông báo sẽ tăng lên 4.500 đồng/kwh do giá điện nhà nước tăng. Bình thường mỗi tháng phải trả 300.000 đồng tiền điện là bọn em đã thấy khó rồi, giờ tăng lên nhiều như vậy, bọn em chưa biết xoay xở thế nào”, Linh lo lắng.


Bài liên quan:
Tăng giá điện 6,08%: Chính phủ và Bộ Công thương đã ‘đạo diễn’ như thế nào?
Thuế xăng 8.000 đồng 1 lít: Dân VN cam chịu đến bao giờ?


Tương tự, chị Trần Thị Lan Anh (công nhân thuê nhà tại quận Bình Tân) rất lo lắng khi giá điện tăng thêm hơn 6% khiến mỗi tháng gia đình chị chi phí thêm khoảng 500.000 đồng. Chị cũng lo ngại giá điện tăng thì giá cả hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo. “Vợ chồng tôi tổng lương thu nhập, tính cả tăng ca chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng. Chi phí đó vừa đủ trả tiền thuê nhà trọ, nuôi hai đứa con đi học, còn dư vài trăm để dành phòng khi đau ốm. Giờ điện tăng, gas tăng, thực phẩm tăng nữa… tôi chưa biết phải xoay thế nào khi năm hết, tết đến”, chị Lan Anh nói.

Điện tăng giá không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của công nhân, người dân ở thành thị mà người dân sống bằng nghề nông cũng thấp thỏm lo âu khi chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng thêm. “Cộng tiền điện, phân bón, công chăm sóc thì mỗi sào rau làm ra lời lãi chẳng được bao nhiêu. Giờ điện lại tăng giá thì mỗi tháng chúng tôi phải thêm vài triệu đồng cho việc tưới tiêu, thắp đèn chiếu sáng, nông dân thêm khó khăn”, ông Hoàng Văn Nam (54 tuổi, nông dân trồng rau ở quận 12, Sài Gòn) nói.

Ở góc độ sản xuất, tiền điện chiếm phần không nhỏ trong tổng giá thành sản xuất của một doanh nghiệp. Vì vậy, khi giá điện tăng, tức là giá thành sản phẩm cũng tăng. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị tác động mạnh từ việc tăng giá điện, đặc biệt là các lĩnh vực sử dụng lượng điện lớn như thép, xi măng, dệt may, nhựa, thủy sản.

Trong khi đó, trong bối cảnh không thể tăng giá bán sản phẩm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ngày càng sụt giảm. Còn nếu tăng giá bán sản phẩm thì gánh nặng lúc ấy sẽ đổ lên người tiêu dùng.

Mặc dù giới lãnh đạo EVN và Bộ Công thương cho rằng việc tăng giá điện chỉ khiến chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng chưa tới 0,1% và không làm giảm GDP, nhưng trong thực tế từ năm 2011, một nhóm chuyên gia đã dựa trên mô hình giá Leontief với hệ số được cập nhật năm 2007 để xác định nếu tăng giá điện 5% sẽ làm CPI tăng thêm khoảng 0,3% và khiến GDP giảm 0,04%.

- Quảng Cáo -

32 CÁC GÓP Ý

  1. Đất nước 1 đảng ko có đấu tranh phát triển, điện, nước, xăng dầu đều cộng sản bán ai cạnh tranh mà phải giảm giá?
    Viễn thông thì đảng chèn ép không cho hạ giá
    Xưa nói Người pháp cướp nươc đô hộ đống thứ thuế, nay cộng sản còn độc ác gấp trăm ngàn lần

  2. ” Các thức thuế các làng thêm mãi,
    Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
    Thuế chó cũi, thuế lợn bò,
    Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
    Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
    Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
    Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
    Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn.
    Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn,
    Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
    Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thoã,
    Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
    Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
    Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kì.
    Các thức thuế kể chi cho xiết,
    Thuế xia kia mới thật lạ lùng,
    Làm cho thập thất cửu không,
    Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi ….”

  3. Phải nói cho có văn chương là ngân sách trống rỗng nên sai các bộ ngành đi nhổ lông vịt nhưng không được để vịt kêu. Một bọn tàn ác ra đi nhổ lông vịt, con nào kêu thì bẻ cổ con đó, còn không thì bắt bỏ lồng sắt. Thế đó, bọn chúng làm cho người dân kêu cũng chết mà không kêu cũng chết.

  4. Danh up nhu cong san xua danh du kich.chung danh vao dan nhu danh vao giặc vi chubg dc đảng va nha nuoc bao che.hỏi xem đảng la cua cac tap doan hay la cua dân ma ko bao gio dat dân lam đầu lam gốc ma luon bao che cho thói xau cua cac doang nghiep

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here