Đã rõ vì sao Đinh La Thăng bị truy tố khẩn cấp!

- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today News

Rốt cuộc, vài nguyên nhân chính của vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị truy tố khẩn cấp chỉ sau 12 ngày bị khởi tố bắt giam có thể đã lộ ra.

Ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất và chuyển kết luận điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) sang Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 22 bị can.

Trong đó, ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, cùng 11 bị can bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái, 8 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản. Riêng hai bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận, nguyên tổng giám đốc PVC, bị đề nghị truy tố cả 2 tội danh.

- Quảng Cáo -

Một ngày trước động thái trên của Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.

Như vậy điểm đầu tiên được làm rõ là trong vụ án Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, có tới hai cơ quan điều tra quan trọng nhất của Bộ Công an đã cùng “tham chiến”, thay vì chỉ thường là Cơ quan cảnh sát điều tra đối với nhiều vụ án kinh tế liên quan đến giới quan chức như trước đây.

Vũ Huy Hoàng

Cũng có thể nhận định bước đầu rằng đây là lần đầu tiên kể từ khi tham gia vào Thường vụ đảng ủy công an trung ương vào tháng 10/2016, Tổng bí thư Trọng đã “khiển” được Bộ Công an và cả hai cơ điều tra của bộ này.

Điểm thứ hai được làm rõ là hồ sơ truy tố Đinh La Thăng được “ghép” cùng vụ Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xử vào tháng Giêng năm 2018 chứ không đợi đến tháng 2/2018 tại phiên tòa xử Hà Văn Thắm. Theo kịch bản này, chính Trịnh Xuân Thanh có thể vừa là bị cáo vừa là nhân chứng: bị cáo trong vụ án của mình, và là nhân chứng chống lại Đinh La Thăng.

Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là là đầu mối dẫn đến các quan chức thời trước là Vũ Huy Hoàng – bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Như vậy, có một lý do dễ hiểu là các cơ quan tư pháp nhận lệnh phải nhanh chóng truy tố Đinh La Thăng là để kịp “phục vụ” phiên tòa “Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm” vào tháng 1/2018, mà có thể diễn ra vào ngày 10 – theo Bà Schlagenhauf là luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh.

Và như vậy, Đinh La Thăng sẽ phải ra tòa không phải một mà ít nhất 2 vụ án: vụ PVC và vụ Ngân hàng Đại Dương. Khi đó, tội của ông Thăng càng nguy ngập hơn.

Với việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố kết luận điều tra về các sai phạm của ông Đinh La Thăng vào ngày 20/12/2017 – chỉ 11 ngày sau khi ông này bị khởi tố và bắt giam, và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn tất và chuyển kết luận điều tra vụ ông Đinh La Thăng vào ngày 21/12, Tổng bí thư Trọng đã phải chịu một áp lực đủ mạnh về thời gian làm án, bởi một hoặc những nguồn cơn.

Ngoài ý đồ “xử Thanh – Thăng”, còn nguồn cơn nào khác?

Một hiện tượng đáng chú ý là chỉ vài ngày sau khi Đinh La Thăng bị bắt, trên mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện những bài viết và tin tức mang tính công kích ông Nguyễn Phú Trọng. Không quá khó để nhận định rằng tác giả ẩn danh của những bài viết này là “phe Đinh La Thăng”, hoặc thuộc phe cánh những quan chức chẳng ưa gì Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng cảm nhận tổng quát là dường như đang có một đợt phản công hướng vào Tổng bí thư Trọng.

Cùng lúc, đã xuất hiện một số tin đồn đoán cho rằng đã có một “thái thượng hoàng” can thiệp vào vụ bắt giữ Đinh La Thăng.

Thông thường, một đương sự bị khởi tố điều tra và bị tạm giam vẫn chưa phải có tội và vẫn còn cơ may thoát. Nhưng nếu cơ quan điều tra công an hoàn tất kết luận điều tra và chuyển sang Viện Kiểm sát để làm thủ tục truy tố và mở phiên tòa xét xử thì số phận đương sự coi như “xong”.

Đinh La Thăng đang nằm trong tình trạng “xong”. Chỉ đạo hoàn thành quá gấp gáp kết luận điều tra đối với Đinh La Thăng đã gần như chấm dứt cơ hội can thiệp của “thái thượng hoàng” (nếu có) để thả ông Thăng trong quá trình ông bị tạm giam.

Hiện tượng Bộ Công an thậm chí còn chủ động cung cấp thông tin việc hoàn tất kết luận điều tra và vụ án Thanh – Thăng cho báo chí nhà nước đăng tải càng cho thấy Tổng bí thư Trọng muốn “đặt sự đã rồi” và lập tức trấn áp các phản ứng và can thiệp chạy tội cho Đinh La Thăng./.

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here