Từ cách mạng vô sản trở về tư sản

- Quảng Cáo -
Nghĩa trang liệt sĩ trên khắp nước

Để đi tới những đường vòng oan nghiệt, đảng Cộng Sản đã phải phát động 2 cuộc chiến tranh, thứ nhất là chiến tranh kháng Pháp khi Pháp trở lại Việt Nam (1946-1954). 9 năm kháng chiến, số tổn thất không nhỏ. Nhưng chắc chỉ miền Bắc có thể xây dựng nghĩa trang, còn miền Nam thì không, vì miền Nam sau 1954 thuộc chính quyền quốc gia – Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế ở đây chỉ nói đến cuộc chiến thứ nhì từ 1960 đến 1975, khi miền Bắc thành lập mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng và đưa quân vào xâm lăng miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa phải tự vệ với sự trợ giúp của Hoa Kỳ.

Tổn thất của cả hai bên trong 15 năm không thể có số thống kê chính xác, nhưng con số ước lượng là khoảng 4 triệu. Vì thế, những năm sau 1975, nghĩa trang liệt sĩ đã mọc lên như nấm trên khắp nước. Hầu như tỉnh, thành phố nào cũng có vài nghĩa trang liệt sĩ. Có nhiều tỉnh nghĩa trang liệt sĩ đã phải xây dựng tới cấp xã. Vào google, chúng tôi biết tỉnh Quảng Trị là miền đất có nhiều nghĩa trang nhất, và là những nghĩa trang lớn nhất nước. Trong một lần trò chuyện về việc những nhà ngoại cảm đi tìm xác liệt sĩ bị vùi lấp ở một nơi nào đó, một anh bạn người Quảng Trị cho biết là dưới đáy sông Thạch Hãn là một lớp xương và sọ của bộ đội chết trong trận đánh và giữ Thành Cổ trong 81 ngày đêm và sông Thạch Hãn đã trở thành một nghĩa trang không mồ. Do đó ngày 13/4/2012, Quảng Trị đã tổ chức nghi lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong trận chiến ở Thành Cổ năm 1972 và thả 8.100 hoa đăng trên dòng Thạch Hãn, những bông hoa tượng trưng cho 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ.

Hoa đăng trên dòng Thạch Hãn

Mới đây chúng tôi đọc được bài bút ký Cổ Thành Quảng Trị của Đặng Văn Sinh, thấy rợn người khi tác giả kể tên những nghĩa trang vùng hỏa tuyến với cái chết trong trận chiến Cổ Thành, nên xin ghi lại một đoạn:

“Chúng tôi ghé thăm hầu hết các địa danh được coi là “đất thiêng” ở thời kỳ trước năm 1975, từng là chiến trường đẫm máu của những xung đột ý thức hệ. Hành trình xuyên Việt lần này, cảnh trí và những hồi ức đã làm cho một số văn nghệ sĩ nhìn nnhận cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc ít khắt khe và trái tim độ lượng hơn. Từ thị xã Đông Hà chúng tôi lần lượt viếng thăm chiến địa cũ Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, cửa khẩu Lao Bảo, nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9, nghĩa trang Gio Linh, nghĩa trang Cam Lộ… mấy chục vạn linh hồn có tên và không tên đã ngã xuống trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, giờ này đang phiêu lãng nơi đâu ở một vùng hoang địa đầy tử khí? Chỉ riêng Đường 9 đã có gần mười vạn ngôi mộ. Đám người nhỏ nhoi trước một bãi tha ma khổng lồ bất giác làm tôi thấy cô đơn. Rừng Trường Sơn hoang sơ, gió ngàn vi vu tạo nên một không gian rờn rợn lúc chiều tà. Hỡi những linh hồn trận vong! Các anh các chị hãy yên giấc ngàn thu.

- Quảng Cáo -

Tất cả chỉ còn là ký ức, một ký ức đau buồn hằn vào lịch sử kéo theo nỗi trầm luân của cả một dân tộc khi chưa thuộc lời dạy của cha ông về lòng tha thứ. Nơi dừng chân lâu nhất là Thành Cổ. Tại đây người ta xây một đài tưởng niệm những chiến sĩ trận vong (tất nhiên chỉ là chiến sĩ QĐNDVN). Thắp hương xong, đoàn sang viếng thăm nhà lưu niệm. Đây là ngôi nhà hai tầng, giống như một bảo tàng quân sự thu nhỏ, trưng bày những chiến tích, chiến cụ cùng sa bàn trận địa của cuộc chiến khốc liệt 81 ngày đêm giữa hai bên Giải Phóng và Quốc Gia năm 1972. Nhìn toàn cảnh chiến trường xưa, lòng tôi chợt nhói lên kinh hoàng về một thời đẫm máu và nước mắt. Cánh cổng phụ phía tây thành còn lại như một chứng tích khủng khiếp bởi hàng trăm vết đạn xuyên qua như mắt sàng mặc dù nó được làm bằng thép 7 ly.

Trên trời mây trắng vẫn lững thững bay ra biển. Cỏ non Thành Cổ vẫn tươi xanh như lời ca của một bài hát mới sáng tác gần đây, bất giác tôi nhớ đến mấy câu thơ bộc lộ cảm xúc rất chân thành của một tác giả nào đó tôi không nhớ tên, nhưng thật tiếc là nó vẫn chỉ là sản phẩm cuối cùng trong chuỗi những kỹ thuật thượng thặng của công nghệ tuyên truyền:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.

Nhớ lại lúc ở nhà lưu niệm trong khuôn viên Thành Cổ, một nhà thơ trong đoàn hỏi người lính thuyết minh rằng, quân số thương vong của chúng ta là bao nhiêu khi công bố 26 ngàn lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận.

Anh bộ đội trẻ lặng đi một lúc rồi từ tốn nói:

– Thưa các bác, số thương vong của quân ta Bộ Quốc Phòng chưa thống kê được!

Nghe xong, nhà thơ Nguyễn Ngọc San, một trong những cựu chiến binh Trường Sơn ghé tai tôi nói nhỏ:

– Mỗi ngày đêm ít nhất “nướng” một đại đội, cứ tính sơ sơ mỗi đại đội một trăm người, nhân với 81 ngày thì sẽ ra, việc gì phải hỏi. Mà đó mới chỉ là số hy sinh trong thành, còn những đơn vị “bị” ở bên kia sông Thạch Hãn cũng không ít đâu.

Ông nói đúng. Khỏi phải bình luận gì thêm đễ đỡ làm đau thêm các linh hồn trẻ đang yên nghỉ dưới thảm cỏ non Cổ Thành.

Ngay đêm hôm ấy, trong nhà nghỉ thị xã Đông Hà, cách Thành Cổ không xa, Nguyễn Ngọc San đọc cho tôi nghe bài “Cổ Thành Quảng Trị” mới sáng tác:

Cổ Thành chẳng thấy thành đâu
Một vuông đất hẹp vùi sâu vạn người.
Bát hương cháy đỏ giữa trời
Khôn thiêng một nén cho nguôi ngoai lòng.
Cổ Thành máu chảy thành sông
Xương gom thành núi thành không còn thành.
Bên ni, ừ cả bên tê
Thành hoang, gạch vụn gửi về mai sau.

Bài thơ chỉ có 8 câu, nhưng nghe xong tôi chợt bàng hoàng bởi sức nặng của những vần lục bát. Nó chẳng những tuyệt vời về mặt cấu tứ mà còn bộc lộ một cái nhìn mới, một cách cảm nhận mới về chiến tranh sau khi có độ lùi 34 năm… Về một mặt nào đó, ta còn có thể xem bài thơ là lời sám hối muộn mằn, nhưng cần thiết cho những thế hệ sinh ra sau, khi đất nước đã im tiếng súng để chọn con đường đến tương lai mà không cần nổ súng vào nhau.”
Bài ký Cổ Thành Quảng Trị nói lên được nỗi lòng của những người sau cuộc chiến, nhưng khi đọc đến mấy lời của ông Sinh coi bài thơ là lời sám hối thì chúng tôi khựng lại tự hỏi Ai Sám Hối? Nhà thơ Nguyễn Ngọc San không gây ra cuộc chiến mà chỉ là một người trong lớp lớp thanh niên theo lệnh của đảng Cộng Sản xẻ dọc Trường Sơn đi giải phóng miền Nam với kết quả là sau cuộc chiến nghĩa trang liệt sĩ mọc lên như nấm sau cơn mưa, với dân oán nước nguy, thì lời sám hối nếu có phải là lời của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng không, đảng Cộng Sản đã coi đó là những chiến thắng để cho đảng tung hô với pháo bông liên hoan và biểu ngữ đỏ đường để mừng ngày mà đảng đã dùng những nghĩa trang liệt sĩ trên khắp nước như những lớp đá lát đường để đảng Cộng Sản trở về tư sản, và những cán bộ đảng đã đưa gia đình con cái của họ qua Mỹ, Canada và Úc…để tránh cái xã hội mà đảng đã xây dựng với mấy chữ cộng sản và xã hội chủ nghĩa.

Vinh quang đường về tư sản

Sự vinh quang của đảng Cộng Sản trên đường về tư sản đã hiện rõ ở mấy điểm sau:

  1. Biến nhân dân thành nguồn để ăn cướp

Chính sách cởi trói, công nhận quyền làm ăn cá thể với quyền sử dụng đất đai dài hạn và chuyển nhượng đất đã thúc đẩy canh tác, nên chỉ sau một năm Việt Nam đã có thể xuất cảng gạo. Nhưng việc cởi trói đã gây nên một trận chiến mới ở nông thôn và cả thành thị. Đó là trận chiến cướp đất và giữ đất. Vẫn là đấu tranh giai cấp, nhưng bây giờ là đấu tranh giữa nông dân và đảng viên cộng sản. Trận chiến ngày càng khốc liệt, đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức. Trong đó có hai hình thức phổ biến nhất:

Thứ nhất, đảng viên thành địa chủ:

Sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc, rồi miền Nam sau 1975, chế độ Cộng Sản đã hủy diệt giai cấp địa chủ, phú nông, trung nông và tiểu nông để chỉ còn lại một giai cấp nông dân vô sản. Nhưng với chính sách cởi trói nông nghiệp (nghị quyết 10), chế độ lại tái tạo một giai cấp địa chủ mà lâu nay dân đã gọi là đám cường hào ác bá mới với 3 tầng bóc lột:

– Dùng quyền để ấn định những thứ thuế phi pháp trong vùng họ cai trị và chiếm nhiều đất để trở thành địa chủ.

– Nông dân có ít đất đã phải đi làm thuê cho địa chủ mới và do không có luật pháp bảo vệ, nông dân làm thuê đã bị bóc lột tàn tệ.

– Tầng lớp địa chủ mới đã cho nông dân thuê nông cụ và cho vay với lãi cao gấp 3 lần lãi thường. Từ đó nông dân nghèo đã tùy thuộc vào tầng lớp cường hào ác bá mới với nợ chồng chất, mà nhà thơ cộng sản Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn Từ Xa…Tổ Quốc” đã đúc kết thành mấy câu:

Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
Lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa – như có – như không.

Thứ nhì, đảng viên cướp đất bán cho tư bản ngoại quốc

Từ thập niên 1990 đến nay, theo đà phát triển kinh tế thị trường XHCN, đất là nơi dễ làm giàu nhất, nên đất của nông dân (nhà cửa, ruộng vườn) đã bị thu hồi dưới nhiều cái tên như giải phóng mặt bằng, phục vụ qui hoạch các khu công nghiệp, các dự án đầu tư quốc tế… để đảng viên làm ăn với tư bản. Việc thu hồi đất này có bồi thường, nhưng là thứ bồi thường ăn cướp theo chế độ chuyên chính vô sản mà nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Đất và Nông Dân đã nói: “Cái thứ đất quen thân, thống thiết, máu thịt với họ thế, mà bỗng nhiên trở nên rất đỗi kỳ lạ, ở trong tay họ, khi họ bị tước đi thì giá chỉ có mấy đồng, nhưng chỉ cần chuyển sang tay doanh nghiệp nào đó, một ông nước ngoài xa lạ, sang trọng nào đó thì bỗng có giá nhiều “tỷ” (tiasang.com/2/7/08).

Còn luật sư Trần Lâm trong bài Luật Đất và Tam Nông cho biết: “Đất thu hồi đền bù 23 triệu một sào (360 m2), thế rồi đo, vẽ, lên dự án, rồi bán, rồi mua: 15,20 triệu/m2, thế là công an và dân xô xát. Tự điển thêm một từ mới “Dân Oan”, công an thêm một nhiệm vụ mới “Bảo vệ nhà đầu tư”. (doithoai.com/9/15/08).

Hình dân oan khiếu kiện

Từ đó dân oan đi khiếu kiện đã trở thành một phần lịch sử của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ vô sản trở về tư sản. Phần lịch sử này là thảm kịch của nông dân, vì hàng ngày, hàng tháng… lớp lớp dân oan lũ lượt kéo đến trụ sở tiếp dân tỉnh, thành phố, quốc hội, dinh chủ tịch, dinh thủ tướng, tổng thanh tra… trương biểu ngữ tố cáo đích danh những ông quan địa phương: Bí thư, chủ tịch tỉnh, huyện xã cướp đất, cướp nhà và xin các quan trên đèn trời soi xét, cứu giúp. Nhưng quan trên không xét và khi nào dân oan tới nhiều quá làm phiền lãnh đạo thì quan ra lệnh cho công an nhân dân đàn áp, hốt quẳng lên xe chở đi, rồi liệng xuống ở một nơi nào đó như những con vật. Trước mắt những ông quan tư sản đỏ thì đây là đám người gây rối, mất trật tự, làm xấu bộ mặt thành phố, nhưng không thể bỏ tù và bắn bỏ, vì quá nhiều (hàng triệu) mà trong đó đa số là gia đình đã đi theo đảng Cộng Sản, đi theo Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng, nên đã dùng sách thời gian và trời đất để trừng trị dân oan. Họ tin rằng sự kiệt sức, cạn tiền và bệnh tật của dân oan sẽ giúp họ đưa những lớp sóng khiếu kiện ra biển Đông.

- Quảng Cáo -

18 CÁC GÓP Ý

  1. Bạn quá nhầm ,lên cnxh để năng cao cuộc sống của quan chức trước bằng tham nhũng tiền thuế của dân còn dân tự vận động tương lai sẽ giầu

  2. CS là thế mói vào đuọc miền nam chúng xóa bỏ tất cả nhũng gì của miền nam nhung khi thấy xóa bỏ dể giống miền bác là sai lầm thì chúng lập lai vói 1 danh xung khác TD kinh tế tu bản thì gọi là kinh tế thị truong2 nhung kỳ thuc ra là trõ lại nếp cũ Tuy nhiên cái lũ BA ĐINH thì cú khu khu cái chũ XHCN có nhu vậy mói vùa giàu vùa giũ duoc ĐẢNG vùa có thể biến dân thanh VÔ SẢN và cuoi1 cùng thì duoc chạy theo đàn anh 4 TỐT 16 CHŨ VÀNG

  3. Đúng vậy từ cách mạng vô sản thành Tư Bản thì củng không sao …. nếu được như vậy thì càng mừng … nhưng đối với Bác và Đảng CS Việt Nam thì từ Cách mạng vô sản thành ăn cướp để thành tư bản đỏ … cái này là quá thối tha không thể nào tồn tại !!

  4. Bọn cs nói láo ai cũng biết nhưng chỉ những kẻ vô lương tâm, vì cơm áo mới còn tin và hầu hạ chúng thôi…. mot ngày khọng xa rồi cũng bị chúng giết thôi…. ngu si qua muc…..

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here