Đài Loan: Hơn 7.000 người kiến nghị cấm cờ Trung Quốc, Bộ Tư pháp nói “không”.

Lá cờ Trung Quốc tại một cuộc biểu tình ở Ximending, Đài Bắc, Đài Loan). Ảnh: CNA.
- Quảng Cáo -

Trịnh Hữu LongLuật Khoa tạp chí |

Bạn hẳn đã biết Đài Loan và Trung Quốc trên thực tế không phải là một nước, mặc dù hiến pháp cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ gộp chung. Cả hai nước đều mang tên China, Đài Loan là “Cộng hoà Trung Hoa” (Republic of China), Trung Quốc là “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” (People’s Republic of China).

Tên thì như vậy, còn lá cờ thì mỗi bên mỗi khác.

Chính vì vậy mà cuối tháng 10 mới đây, gần bảy nghìn rưỡi người Đài Loan đã ký vào một kiến nghị trên mạng của chính phủ, yêu cầu sửa Bộ luật Hình sự để cấm việc treo cờ Trung Quốc ở các địa điểm công cộng.

- Quảng Cáo -

Kiến nghị trên nói rằng, “Đài Loan và Trung Quốc luôn luôn có mối quan hệ thù địch và Trung Quốc chưa bao giờ công nhận và chấp nhận rằng Đài Loan là một nước độc lập có chủ quyền”.

“Trong mười năm qua, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động ở Đài Loan và lá cờ đỏ năm sao ngày càng hiện diện nhiều hơn ở nhiều địa điểm ở Đài Loan”, “khiến cho người Đài Loan kém nhạy cảm hơn với mối đe doạ này, và vì vậy nó giúp cho Trung Quốc tiến thêm một bước trong quá trình thống nhất [với Đài Loan]”, đơn thỉnh nguyện giải thích.

Nếu bạn từng đi du lịch tới Đài Loan và tới một số địa điểm như Ximending (Tây Môn Đinh – Đài Bắc), khả năng rất cao là bạn sẽ thấy lá cờ Trung Quốc nhuộm đỏ một góc khu mua sắm nổi tiếng này. Nhiều năm qua, các hoạt động tuyên truyền cổ xuý cho việc thống nhất với Trung Quốc diễn ra rầm rộ ở Đài Loan và khiến nhiều người lo ngại.

Đến đây lại phải giải thích thêm cho bạn đọc hiểu ý nghĩa của việc ký tên vào thư thỉnh nguyện này. Chính phủ Đài Loan có một trang mạng để công dân đề đạt ý kiến, có địa chỉ tại join.gov.tw. Ai muốn đề đạt gì cũng được, miễn là kiếm đủ năm nghìn chữ ký ủng hộ thì chính phủ sẽ phải trả lời trong vòng 60 ngày. Mô hình này cũng giống với trang petitions.whitehouse.gov của chính phủ Mỹ.

Ngày hôm qua, 3/1, Bộ Tư pháp Đài Loan đã chính thức trả lời và bác bỏ kiến nghị này.

Theo tờ Taipei Times, Bộ này giải thích rằng, việc trừng phạt hình sự đối với hành vi treo cờ Trung Quốc là vi hiến vì Hiến pháp Đài Loan bảo vệ quyền tự do biểu đạt.

Bộ Tư pháp lập luận rằng quyền tự do biểu đạt là không thể thiếu được trong một nền dân chủ, vì nó là một cách để phát triển bản thân và trao đổi quan điểm, bảo đảm quyền mưu cầu tri thức, tạo lập ý kiến công luận, và tạo điều kiện cho các hoạt động chính trị và xã hội.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành của Đài Loan đã có hình phạt đối với những ai phá hoại hệ thống quốc gia, chiếm giữ lãnh thổ, thay đổi Hiến pháp một cách bất hợp pháp, hay phá vỡ chủ quyền quốc gia.

Hơn nữa, theo nhận định của Bộ Tư pháp, ngay cả khi Bộ luật Hình sự cấm treo cờ Trung Quốc thì nó cũng khó có thể thực thi được trên thực tế.

Trong khi đó, Việt Nam cũng không có điều luật hình sự nào cấm treo cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hoà, nhưng các điều luật an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự thường xuyên được toà án diễn giải theo hướng này. Chính vì thế, nhiều người đã bị bỏ tù vì treo cờ vàng ba sọc đỏ./.

- Quảng Cáo -

8 CÁC GÓP Ý

  1. Một nước dân chủ văn minh đa đảng họ xem những việc đó là bình thường,họ có quyền biểu đạt,quyền tự do cá nhân luôn được luật pháp tôn trọng.

  2. Ví dụ ngu mhuw bò cũng nói đài loan trước đây là của tàu khựa sau khi tưởng giới thạch thất trận thì dạt ra đảo và thành lập lại tổ chức ở đó dù muốn hay không thì chính sách và thể chế cũng không còn phụ thuộc tàu
    Còn ngụy quân ngụy quyền là bãi trận bỏ chạy sang mỹ treo cờ 3 que thì có ai phản đối đâu
    Nếu vậy thì nước đức sao không treo cờ hitle quốc xã trước đây
    Hồi đó nếu ngụy quân ngụy quyền ra chiếm trường sa mà làm được như đài loan thì nay có nơi mà treo cờ 3 que nhỉ
    Nhưng toàn loại võ mồm giỏi đắp chăn hô khẩu hiệu xui trẻ bốc phân gà chơi nên bỏ chạy biệt xứ nay cay cú toàn về chửi bậy thôi nhưng chẳng dám chết

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here