Lý luận kinh điển của luật gia nhà sản

- Quảng Cáo -

Fb. Chu Mộng Long|

Đề nghị các trường đại học đưa câu bào chữa của luật sư Lê Ngọc Hà vào giảng dạy cho sinh viên khoa luật. Cách lập luận kinh điển này có thể bào chữa cho mọi tội phạm.

1) Bào chữa cho tội phạm cướp của giết người:
“Nạn nhân bị mất của thì không phải lo giữ của nữa, không lo giữ của nữa thì sẽ ngủ ngon, mà để ngủ ngon thật ngon thì nạn nhân không nên sống thêm nữa cho hao của”.

2) Bào chữa cho tội tham ô:
“Bị cáo vơ vét tiền của của nhân dân thì nhân dân bần cùng, mà nhân dân bần cùng thì sẽ thuộc thành phần cốt cán của cách mạng. Khi trở về đúng thành phần cốt cán của cách mạng thì nhân dân sẽ được vào đảng để tăng cường sức mạnh cho đảng”.

- Quảng Cáo -

3) Bào chữa cho tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:
“Bị cáo để cho đàn em lấy tiền bán dầu đầu tư tùy tiện và ăn chơi xả láng, tiêu tốn ngàn tỉ ngân sách thì nhà nước có cơ hội tăng các loại thuế phí để vặt dân như vặt lông vịt. Khi dân bị vặt hết lông thì khỏi phải tốn tiền nuôi lông, da trở nên láng mịn và đẹp hơn có lông”.

4) Bào chữa cho tội đánh bạc, rửa tiền:
“Bị cáo bảo kê cho đường dây đánh bạc, rửa tiền là giúp cho tiền được lưu thông, tiền bẩn thành tiền sạch. Khi mọi đồng tiền đã thành tiền sạch trong tay quan thì cũng có nghĩa là nhân dân sạch túi, mà đã sạch túi thì nhân dân không phải mua sắm hoang phí”.

5) Bào chữa cho tội làm nhục người khác:
“Bị cáo bắt cô giáo quỳ để làm nhục thì cô giáo sẽ bắt học sinh quỳ để làm nhục lần nữa. Đến khi học sinh lớn lên làm quan hoặc làm thầy sẽ bắt dân hoặc học sinh quỳ để làm nhục. Và khi tất cả mọi người đều nhục thì sẽ trở thành vinh. Cả dân tộc đều quỳ là vinh quang cho một dân tộc”.

6) Bào chữa cho tội hiếp dâm:
“Nạn nhân bị hiếp thì sướng, khỏi phải tốn tiền cưới chồng”.
Vân vân và vân vân…

Nay mai đến ông ngành điện xả lũ hoặc làm vỡ thủy điên chết dân cả loạt vẫn có thể bào chữa ngon ơ. Ngắn gọn thế này:
“Thủy điện làm chết dân thì dân không còn sử dụng điện tốn kém, và như vậy ngành điện đã thực hiện tiết kiệm điện năng tối đa cho quốc gia”.

Túm quần lại là với lý luận ấy, sau khi bào chữa, tội nhân sẽ thành người có công và thay bằng nhận hình phạt tù là được thưởng huân chương siêu hạng.

——————–

Phiên tòa thế kỷ: Xử tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

(Chuyện tưởng tượng từ một sự thật)

Tòa hỏi bị cáo:
– Bị cáo biết mình phạm tội gì không?

Bị cáo trả lời:
– Cơ quan điều tra đã kết luận và Viện kiểm sát đã luận tội rồi, hỏi làm gì nữa?

Tòa hỏi:
– Đường ống nước bị vỡ mấy lần?

Bị cáo trả lời:
– Nhiều lần. Theo kết quả điều tra là 18 lần.

Tòa hỏi:
– Vì sao ống nước vỡ?

Bị cáo trả lời:
– Bị cáo không đập mà nó tự vỡ.

Tòa hỏi:
– Vậy là lỗi tại đường ống? Đường ống thiếu trách nhiệm thì phạt đường ống chăng? Luật sư bào chữa có ý kiến gì không?

Luật sư Lê Ngọc Hà (áo trắng) đang đối đáp với Viện Kiểm sát vụ xử vỡ đường ống Sông Đà.

Luật sư nói:
– Điều quan trọng là hậu quả có nghiêm trọng không? Theo quan điểm của luật sư, đường ống vỡ thì dân không có nước dùng, không có nước dùng thì khỏi phải chi trả tiền nước. Đó là ích nước lợi dân chứ không gây hậu quả nghiêm trọng.

Tòa hỏi:
– Khi ăn xong không có nước uống thì luật sư dùng niệu liệu pháp chăng? Vậy khi ỉa không có nước rửa thì luật sư làm gì?

Luật sư trả lời:
– Luật sư chúng tôi quen ỉa quẹt nên không cần nước ạ.

Cả khán phòng ồ lên và mọi người bịt mũi. Ra thế. Trong phòng thúi inh nãy giờ mà không ai dám nói ra./.

- Quảng Cáo -

17 CÁC GÓP Ý

  1. Luật sư này không cần hành nghề nữa. Như vậy thì khỏi phải kiếm tiền để mua mấy thứ đổ vào mồm, đỡ mắc công nhai và thêm sinh lực để phát biểu. Điều đó hữu ích cho hắn, trong việc nằm gọn trong 6 tấm và dễ dàng tiếp đất hơn.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here