Trong các chế độ độc tài cổ điển, ý muốn của nhà cầm quyền được thực hiện một cách trực tiếp, bằng những biện pháp không ai có thể kiểm soát nổi. Nó không cần phải che giấu sự vận hành của quyền lực do đó nó không cần quá quan tâm đến các bộ luật. Thời mà CS với khối XHCN đang lan tràn trên thế giới, ông Lê Duẩn phát biểu : “Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ”.
Nhưng tình hình chính trị đã đổi khác, muốn thao túng và kiểm soát toàn bộ hoạt động của cuộc sống toàn trị cần một bộ máy quan liêu và cần phải có những bộ luật, kèm theo là các nghị định, thông tư, mệnh lệnh, quy tắc vv….để biến con người thành những bánh răng trong một cỗ máy khổng lồ. Tất cả hoạt động của cuộc sống từ công ăn việc làm, chỗ ở, đi lại, đời sống văn hóa….đều được quy định trước, bất kể những “lệch lạc” nào thoát ra khỏi những quy định này đều bị coi là lỗi lầm, là “vi phạm luật pháp”. Những nhà nghiên cứu về chế độ cộng sản đã chỉ ra 2 đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống luật pháp này.
1- Tương tự ý thức hệ, pháp luật vận hành như một lời biện hộ :
– Nó khoác bộ áo luật pháp cho việc thực thi quyền lực nhằm che giấu kỹ lưỡng bản chất thực sự của thực tiễn pháp lý trong chế độ. Nếu chỉ quan sát bên ngoài qua các bộ luật người ta thấy rằng nó cũng không khác gì những bộ luật của các nước văn minh, ngoài một vài điều kỳ quặc và mơ hồ.
– Người ta sẽ không biết việc thao túng tòa án thông qua con đường chính trị, các giới hạn để hạn chế khả năng bào chữa của các luật sư, các phiên tòa thực chất là xử kín với sự độc đoán, lạm quyền của lực lượng an ninh.
– Về thủ tục tố tụng ta thấy nó đều được tuân thủ như : Lệnh bắt, bản luận tội được tống đạt đúng thời hạn, cáo trạng hợp lệ, nạn nhân có luật sư vv…nhưng trên thực tế họ sẵn sàng tước đoạt tuổi thanh xuân của một thanh niên chỉ vì anh ta photo một cuốn tiểu thuyết của một nhà văn bị cấm, hoặc hát những bản tình ca mà chế độ quy định rằng nó “ủy mị, yếu đuối”. Họ cũng sẵn sàng tống vào tù người mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ chỉ vì chị dám đấu tranh vì môi trường vì nhân quyền. Những điều này được che giấu rất kỹ lưỡng.
Vậy tại sao họ lại cần pháp luật ? Vì nếu không có pháp luật với những điều khoản mơ hồ như điều 88, 258…họ không thể bỏ tù công dân một cách trơ trẽn và nó cung cấp cho những người thực thi pháp luật những bằng chứng ngoại phạm . Havel đã nói một cách rât sâu sắc về vấn đề này :
“ Như ý thức hê nó (luật pháp) cung cấp một cây cầu biện hộ giữa hệ thống và các cá nhân, nó giúp họ tham gia vào cơ cấu quyền lực và phục vụ các đòi hỏi độc đoán của quyền lực một cách dễ dàng hơn. Giúp các cá nhân tự lừa mình khi nghĩ rằng họ chỉ giữ gìn luật pháp và bảo vệ xã hội khỏi bọn tội phạm”.
Và ông kết luận :
“ Những bộ luật đó đánh lừa không chỉ nhận thức của những người buộc tội, mà còn đánh lừa công chúng, lừa bịp các nhà quan sát quốc tế, thậm chí đánh lừa cả lịch sử”.
2- Tương tự như ý thức hê, bộ luật là một công cụ căn bản để truyền đạt nghi thức ra bên ngoài cơ cấu :
– Càng chiếm vị trí cao trong bộ máy quyền lực mà đỉnh điểm là “chế độ công an trị” thì nó càng phải vận hành theo một bộ luật nào đó. Nó cần phải tự đánh bóng mình và thiết lập tính chính danh. Tất nhiên nó có thể thực thi quyền lực của mình không cần đến luật pháp, nhưng thử tượng tượng nếu không có tòa án, quan tòa, công tố viên, điều tra viên, luật sư vv…thì chế độ có khác gì một băng đảng trong rừng rậm, nó không thể tồn tại nổi trong một thế giới mà văn minh, dân chủ đang là một xu thế tất yếu. Điều đó là bất khả thi kể cả về mặt kỹ thuật. Chế độ không thể coi thường chuyện đó.
– Chế độ cần tính chính danh để thể hiện nó như một chỉnh thể trước công dân của mình, trước quốc tế và trước lịch sử. Nó cũng cần để tuyển mộ những thế hệ kế tiếp như cảnh sát, quan tòa, công tố viên…để duy trì quyền lực, nếu không có tính chính danh việc tuyển mộ này sẽ không dễ dàng, những người có tài , có lương tâm sẽ không muốn phục vụ chế độ, còn lại chỉ là những kẻ tham lam và cơ hội.
Do vậy, những phong trào của dân chúng đòi hỏi pháp luật phải được thực thi chính là hành động đánh vào sự dối trá của chế độ, vào đúng điểm dối trá nhất của nó. Đẩy chế độ vào thế không thể chọn lựa.
Họ không thể vứt bỏ trò chơi do chính họ tạo ra, họ hoặc phải cẩn thận hơn với nó hoặc vứt bỏ luôn cái mặt nạ để hiện rõ bản chất của mình. Không ít lần tôi từng chứng kiến công an nói thẳng vào mặt dân : “Tao chính là luật”, hay như lần tôi bị câu lưu, anh cán bộ của bộ công an nói : “Anh có cần luật không ? Tôi cho anh mượn luật”. Và cũng không ít lần tôi chứng kiến những người “đại diện pháp luật” phải lúng túng, phải cẩn thận khi đối diện với một luật sư, hay chỉ là một công dân có hiểu biết về luật pháp. Đó chẳng phải chế độ không có chính danh hay sao ?
Nhiều năm trước, khi những người trong vụ án “Xét lại, chống đảng” bị bắt chẳng cần một lý do gì. Rồi đến khi ông Võ Văn Kiệt ký cái nghị định 37 “bắt giam không cần xét xử” một loạt người bị bắt, rồi đến hơn 10 năm trước có những người bạn của tôi bị bắt về điều 258. Số phận của họ ít được xã hội biết đến hay quan tâm. Nhưng giờ đã khác, vụ bắt Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, săn đuổi nhà báo Phạm Thị Đoan Trang vv… đã dấy lên cả một làn sóng căm phẫn và khinh bỉ. Đó chẳng phải là “tình đoàn kết của những người bị chấn động hay sao”?.
Ps : “Tình đoàn kết của những người bị chấn động”- Một khái niệm của triết gia Jan Patocka, người đồng sáng lập phong trào “Hiến chương 77” của Tiệp Khắc.
: Tôi viết status này, mong sao những nhà làm luật, chính quyền xem xét sửa luật cho phép Cha Mẹ được quyền TỪ CON và ngược lại. Thực tế là có 1 số người lợi dụng máu mủ để chơi lầy, gây bất ổn, hoặc vay nợ bừa bải, kích động thù hận để hại nhau. Họ cứ lấy lý do tao đẻ mày ra rồi tao muốn làm gì làm, như vậy quá khổ cho người sống chung quá. Phải điều chỉnh cho họ bớt ỷ lại rằng dù khốn nạn nhưng vẩn phải sống cùng, tha hồ quậy deeee. MẤT DẠY THẬT
Loạn đảng cần loại bỏ
Luật CSVN là luật của kẻ mạnh vì giặc, vừa ác vừa hèn
Tôi kính trọng những tù nhân lương tâm!