Tam quyền phân lập là gì?

- Quảng Cáo -

Đinh Văn Hải FB

Trong một thể chế Nhà nước Dân Chủ, Pháp Trị, Nhân Văn thì có ba nhánh quyền lực độc lập. Ba nhánh quyền lực đó là Lập Pháp-Hành Pháp-Tư Pháp, (nó giống như là 3 cạnh của một tam giác vuông, trong đó, lập pháp là cạnh huyền). Lập Pháp thuộc Quốc Hội. Quốc hội gồm những đại diện do dân bầu.

1. Quốc hội:
– Quốc Hội giữ vai trò lập pháp (kiến tạo hệ thống Hiến Pháp và hệ thống các bộ luật, gọi là các khế ước xã hội). Quốc hội có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp, (Quốc hội lập hiến) biểu quyết hoặc tu chỉnh các đạo luật , kiểm soát chính phủ và tham dự mọi hoạt động của quốc gia. Quốc Hội còn nhiều hơn quyền Lập Pháp, chẳng hạn đề ra hoặc can thiệp chủ trương, Nghị Quyết các chương trình đầu tư, các chỉ tiêu phát triển Trung và Dài hạn, đặt ra và kiểm soát các mục tiêu phát triển do Hành Pháp thực thi…các chính sách dân sinh hay các quyết định đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vào các mục tiêu kinh tế-xã hội.((Xem quyền lực của Hành pháp và Tư pháp là 2 cạnh góc vuông còn lại thì độ dài, quyền lực của mỗi cạnh cũng không lớn hơn cạnh huyền. Trong trường hợp bình phương (lũy thừa hai) độ dài của mỗi cạnh và cộng chúng lại với nhau thì tổng bình phương của chúng đúng bằng bình phương độ dài cạnh huyền))
– Để làm tròn nhiệm vụ trên, các nghị sĩ và dân biểu được hưởng quyển tự do phát biểu ý kiến và quyền bất khả xâm phạm.
2-Hành Pháp thuộc CHÍNH PHỦ:
Chính phủ bao gồm tổ chức Các cơ quan Hành Chính Quốc Gia. Chính phủ gồm nhiều bộ. Mỗi bộ do Bộ trưởng hay Tổng trưởng đảm trách điều hành mọi công việc trong phạm vi chuyên môn như : Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Thanh niên… Chính Phủ là bộ phận chính Giao Tiếp Hành Chính giữa Nhà Nước với Công Dân và các Tổ Chức Xã Hội khác….
Quyền lực của Chính phủ:
Quyền Hành Pháp thuộc Chính Phủ (Nội Các). Đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Chính phủ thi hành những đạo luật do cơ quan lập pháp soạn thảo để điều khiển guồng máy quốc gia.
Quyền lực này mặc định được toàn dân ủy thác (ủy nhiệm) thông qua sự kế thừa hoặc thông qua bầu cử. (kế thừa từ sự chuyển đổi chế độ từ phong kiến tập quyền sang chế độ Dân Chủ Cộng Hòa, hoặc được khai sinh thông qua bầu cử như Mỹ). Luật pháp là công cụ hỗ trợ để thực hiện điều trên.
3- Tư Pháp thuộc Tòa Án :
Bao gồm hệ thống Công Tố và Tòa Án. Quyền tư pháp là quyền kiểm soát và bảo vệ luật pháp, xét xử những vụ vi phạm sinh mạng, tài sản, an ninh xã hội và trật tự quốc gia.

Quyền tư pháp thuộc về Tối cao Pháp viện và các Tòa án. Tòa án hoàn toàn độc lập đối với quyền hành pháp và quyền lập pháp, nghĩa là được toàn quyền xét xử theo công lý và lương tâm, không bị một áp lực nào chi phối. Sự độc lập của Tư pháp để bảo vệ được tính công minh và quyền lợi chính đáng của mọi Công dân.

Trong thể chế tam quyền phân lập, mỗi thành viên của bộ máy nhà nước không nắm giữ cùng lúc 2 hoặc 3 vai trò. Thể chế độc tài thì ngược lại, mỗi các nhân trong thể chế độc tài vừa nắm quyền lập pháp, hành pháp và cả tư pháp. Nghĩa là nó tự làm ra luật pháp, tự thi hành luật và nắm luôn quyền xét xử.

- Quảng Cáo -

Vì thế, các phiên tòa trong thể chế độc tài không bao giờ tuân thủ mọi nguyên tắc tư pháp pháp lý căn bản nhất, phổ dụng nhất như nó vốn phải là.

#đólàchínhtrị

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Cùng một phương pháp
    tam quyền phân lập .
    -Chủ nghĩa tư bản thì (- )
    bớt quyền lực dể tránh sự
    dộc tài cá nhân và nhóm
    lợi ích.
    – chủ nghĩa cs thì ( + ) tất
    cả quyền lực về cho dảng
    nên tam quyền phân lập
    cũa dảngcs chỉ là phân công
    qui hoạch dảng viên cho
    phù hợp một thể chế. hậu
    quả mà dảng cs dang gánh
    chịu là : tham nhũng lạm
    quỳên, chạy chức, lợi dụng
    quyền lực làm chuyên phạm
    pháp , cữa quyền bảo kê tội
    phạm , tầng lớp giàu nghèo
    cách biệt quá xa . Nd bị bốc
    lột như thời thực dân phong kiến.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here