Nguyễn Văn Bình sẽ sang Phủ chủ tịch?

Nguyễn Văn Bình - Vương Kỳ Sơn
- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today news

“Hậu trường chính trị” của cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình thật ngoạn mục và bí ẩn.

Chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị đã dẫn đầu “đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Nguyễn Văn Bình

Vào lần này, người dẫn đoàn không phải là Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính hay Nguyễn Xuân Phúc, mà là Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

- Quảng Cáo -

Ông Bình đã được Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó “đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” – theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.

Đặc biệt nhất lại là cuộc gặp Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn hôm 17/4…

Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị “trưởng đoàn” của Nguyễn Văn Bình. Trong những chuyến đi Trung Quốc trước đây, ông Bình chỉ ở vị trí “tháp tùng lãnh đạo”.

Trong thời gian ở Trung Quốc, Nguyễn Văn Bình đã có các cuộc làm việc với lãnh đạo Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện, Ủy ban giám sát quản lý tài sản quốc hữu Trung Quốc. Nghĩa là những cơ quan không có gì đặc biệt.

Nhưng đặc biệt nhất lại là cuộc gặp Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn.

Vương Kỳ Sơn là một nhân vật còn trên cả đặc biệt trong chính trường Trung Quốc. Không quá nổi bật ở vai trò phó thủ tướng, nhưng từ khi trở thành “cấp phó” cho Tập Cận Bình vào năm 2011 với vai trò Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương, Vương Kỳ Sơn đã trở thành chính trị gia ghê gớm với bản lĩnh và bàn tay sắt chống tham nhũng cũng như thanh trừng các đối thủ chính trị.

Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn đã trở thành nhân vật quyền lực số 2 ở Trung Quốc vào thời gian đó, chỉ sau Tập Cận Bình.

Sau đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc, tưởng như Vương Kỳ Sơn đã chính thức từ giã chính trường khi không còn là ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ương. Nhưng sau đó ít lâu, Tập Cận bình đã đưa Vương Kỳ Sơn trở lại quyền lực với vai trò Phó chủ tịch nhà nước Trung Quốc.

Theo truyền thống “đi chào” hoặc “diện kiến” của Hà Nội với Bắc Kinh, những tân ủy viên bộ chính trị trong chính thể độc đảng Việt Nam, ngay sau khi chấp nhiệm, gần như đều đặn đi Bắc Kinh để “ra mắt” giới lãnh đạo độc đảng ở Trung Quốc.

Vào tháng Năm năm 2013, Hội nghị trung ương 5 đã chỉ định Nguyễn Thiện Nhân làm ủy viên bộ chính trị và giữ chức phó thủ tướng. Trong lúc hội nghị này còn chưa kết thúc, ông Nhân đã “vội” bay sang Bắc Kinh để “diện kiến”.

Vào lần này, không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như “thăm cấp nhà nước” và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin: ông Bình có thể “sang Phủ chủ tịch” tại Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.

Đúng vào thời gian này, câu chuyện diễn ra ở Phủ chủ tịch là Trần Đại Quang – Chủ tịch nước – lại… đi chữa bệnh ở Nhật Bản.

Mặc dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, nhiều dư luận vẫn cho rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ đầu tháng Tư năm 2018.

Vào năm ngoái, ông Trần Đại Quang cũng đã có một lần “biến mất” khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cung phải đặt dấu hỏi.

Cuối tháng Bảy năm 2017, trùng với sự kiện “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” theo cách gọi của Nhà nước Đức, hoặc “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú” theo lối tuyên giáo của Bộ Công an, ông Trần Đại Quang đã “biến mất” đến gần một tháng, và chỉ xuất hiện trở lại vào cuối tháng Tám năm 2017 với gương mặt phờ phạc.

Trong thời gian Trần Đại Quang vắng mặt tại Phủ chủ tịch, một blogger nắm nhiều tin tức nội bộ thậm chí còn đòi hỏi ông Quang cần “bàn giao quyền lực” cho người khác.

Ở vào lần thứ hai “biến mất” của ông Trần Đại Quang, lại đang xuất hiện những dư luận và đồn đoán về tình trạng sức khỏe “khó hồi phục” của ông, và về những gương mặt nào có thể đảm nhiệm chức vụ chủ tịch nước nếu ông Quang “nghỉ giữa chừng”.

Cuộc đời Nguyễn Văn Bình quả là kỳ lạ và.. may mắn. Ở đại hội 12 vào đầu năm 2016, trong lúc “thủ trưởng” của ông Bình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ngậm ngùi rút lui khỏi Bộ Chính trị, Nguyễn Văn Bình lại “nhảy thẳng” vào tổ chức bộ này.

Cảnh sát áp giải ông Đinh La Thắng đến tòa. Ảnh: vietnamnet
Đinh La Thăng

Mặc dù bị rất nhiều tai tiếng về nợ xấu, mua ngân hàng giá 0 đồng và mối liên đới mật thiết với các nhóm lợi ích tiền tệ và vàng vào thời còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước, sự thể kỳ lạ là Nguyễn Văn Bình vẫn không bị “sờ gáy”, trong khi những thủ hạ gần gũi khác của Nguyễn Tấn Dũng như Trầm Bê, Đinh La Thăng đã lần lượt nếm mùi “số 8”.

- Quảng Cáo -

9 CÁC GÓP Ý

  1. Chế độ độc tài cộng sản ở Trung Hoa hay Việt Nam đều giống nhau: KHI miệng còn hét ra lửa, thì người này người kia khúm núm, nhưng khi thất thế, Giang Trạch Dân, Đinh La Thăng… đều tơi tả!

    Gương mặt của anh Tàu cộng như lên lớp và anh Việt cộng đang hiu hiu tự đắc khi được quan thầy dạy dỗ và đóng dấu, nhưng có gì bền vững khi lên voi hôm nay sẽ xuống chó ngày mai thê thảm!

    Cho nên, đảng viên cộng sản, đặc biệt thành phần trung cấp đang giữ tiền trong nhà, xem gương triệt hạ nhau không nhân nhượng để biết nên làm gì trước khi quá muộn!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here