Dân chủ ở Malaysia vừa thắng lớn: Xem xét ba triển vọng

Mahathir Mohamad (đứng giữa), cựu Thủ tướng Malaysia và là ứng cử viên Liên minh đối lập đã giành chiến thắng sau cuộc bầu cử ngày 9/5/2018. Ảnh: Lai Seng Sin / Reuters
Mahathir Mohamad (đứng giữa), cựu Thủ tướng Malaysia và là ứng cử viên Liên minh đối lập đã giành chiến thắng sau cuộc bầu cử ngày 9/5/2018. Ảnh: Lai Seng Sin / Reuters
- Quảng Cáo -

Vi AnhTạp chí Luật Khoa |

Malaysia đang trải qua thời khắc lịch sử.

Trong cuộc bầu cử ngày 9/5 vừa rồi, liên minh cầm quyền ở Malaysia đã thất bại trong ngỡ ngàng sau 61 năm đằng đẵng cai trị.

Suốt một tuần nay, người người ở nơi nơi đang nâng ly chúc tụng cho công cuộc cải cách chính trị sôi nổi ở Malaysia. Giữa những hân hoan xen lẫn nhiều hồ nghi, chúng ta hãy xem xét ba triển vọng chính mà bước ngoặt bầu cử vừa rồi mang lại cho nền dân chủ ở xứ quốc đảo liên bang này.

Giải quyết vấn đề chia rẽ mang tính lịch sử
- Quảng Cáo -

Người ta thường hay nhắc tới Singapore như một hình mẫu tiêu biểu của kiểu quốc gia tuy đa đảng nhưng lại độc tài. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Lý Quang Diệu vẫn luôn nắm quyền tại Singapore từ năm 1959 cho tới tận ngày nay.

Song ít ai để ý rằng đất nước láng giềng sát vách của nó cũng thuộc chế độ lai tương tự.

Trong suốt 61 năm qua, Malaysia luôn nằm dưới sự cai trị của Tổ chức Quốc gia Mã Lai Thống nhất (UMNO) nằm trong Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN). Liên minh này kiểm soát cơ quan lập pháp, thay đổi hiến pháp theo ý muốn, kiềm chế các cơ quan tư pháp, và kiểm soát các phương tiện truyền thông. Mang hình thức đa đảng, song chính quyền Malaysia hành xử chẳng khác nào một quốc gia độc tài.

Sở dĩ Liên minh BN liên tục nắm quyền, một phần là do thao túng bầu cử, song phần lớn là nhờ nó đại diện cho tộc người Mã Lai vốn chiếm khoảng hai phần ba dân số Malaysia.

Số còn lại gồm các nhóm người gốc Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhiều sắc dân thiểu số khác. Họ là các nhóm ngoài lề xã hội, liên tục bị đàn áp và bị gạt ra khỏi quá trình quyết sách.

Hàng ngàn người ủng hộ liên minh cầm quyền Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN) tuần hành tại Kuala Lumpur vào ngày 16/9/2015 để khẳng định sự thống trị chính trị của tộc người Mã Lai. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP.
Hàng ngàn người ủng hộ liên minh cầm quyền Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN) tuần hành tại Kuala Lumpur vào ngày 16/9/2015 để khẳng định sự thống trị chính trị của tộc người Mã Lai. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP.

Trước đây, không nhà quan sát nào có thể hình dung ra cảnh tượng các nhóm thiểu số này tập hợp lại với nhau thành một liên minh. Họ bi quan rằng BN ở Malaysia sẽ ngồi mãi trên ngai vàng như PAP ở Singapore vậy, bởi nền chính trị Malaysia vốn mang những chia rẽ sâu sắc về sắc tộc. Làm sao mà những người Hồi giáo ôn hòa, người gốc Hoa, người gốc Ấn, và các nhóm cánh tả – với vô vàn khác biệt về quan điểm chính trị và tôn giáo – lại có thể về chung dưới một ngọn cờ để chống lại BN?

Ấy vậy mà vào năm 1999, một liên minh như vậy đã ra đời, với tên gọi Liên minh Nhân dân (PR) vốn là tiền thân của Liên minh Hy vọng (PH) giành chiến thắng bầu cử hôm 9/5 vừa rồi.

Quy tụ dưới trướng PH, các đảng thiểu số luôn nỗ lực hợp tác để chống lại BN. Trong khi họ mang những quan điểm khác nhau về vấn đề tôn giáo và ưu tiên chính sách, song họ vẫn chia sẻ chung một đường hướng cải cách chính trị, kiểm soát tham nhũng, và thúc đẩy dân chủ. Họ đã đặt sang một bên những khác biệt về ý thức hệ để tập trung vào mục tiêu chung là loại bỏ chính quyền độc tài BN.

Một điều thú vị là, người dẫn dắt PH đối đầu với BN trong cuộc bầu cử vừa rồi lại là nhà độc tài khét tiếng Mahathir Mohamad từng thống lãnh BN trong suốt 22 năm.

Câu chuyện còn hấp dẫn hơn khi ta biết rằng Anwar Ibrahim, người đồng đội sát cánh cùng Mahathir trong chiến thắng bầu cử vừa qua, lại chính là địch thủ một thời của Mahathir.

Đó là câu chuyện của hai mươi năm trước.

Bà Wan Azizah Wan Ismail (trái), vợ của lãnh đạo PH Anwar Ibrahim (phải), vừa được bầu làm phó thủ tướng. Ảnh: Kamarul Akhir/AFP/Getty Images.
Bà Wan Azizah Wan Ismail (trái), vợ của lãnh đạo PH Anwar Ibrahim (phải), vừa được bầu làm phó thủ tướng. Ảnh: Kamarul Akhir/AFP/Getty Images.

Cuộc khủng hoảng tài chính Á châu năm 1997 đã gây ra một phen náo loạn chính trị ở Malaysia. Xung đột với phó thủ tướng Anwar về cách thức giải quyết khủng hoảng, lại bị ám ảnh bởi vụ lật đổ Suharto tại nước láng giềng Indonesia trước đó, thủ tướng Mahathir đã sa thải Anwar vì lo ngại cho vị trí quyền lực của mình.

Anwar nhanh chóng kêu gọi một phong trào Reformasi đòi cải cách chính trị với hơn 200 ngàn người tham gia biểu tình tại Kuala Lumpur vào năm 1998. Ngay trong đêm đó, cảnh sát đã bắt giữ và đánh đập Anwar thậm tệ. Chính quyền còn khép Anwar vào tội “loạn dâm” (sodomy) và bỏ tù ông với cáo buộc rằng ông có quan hệ tình dục với một người đồng giới. Từ đó, vợ của Anwar thay mặt chồng nắm quyền lãnh đạo phe đối lập.

Thế nhưng, hai “kỳ phùng địch thủ” này lại sẵn sàng bắt tay nhau để lật đổ chính quyền Najib.

Số là, khi mới lên nắm quyền hồi năm 2009, thủ tướng Najib đã sử dụng ngân sách nhà nước để thu hút sự ủng hộ chính trị cho chính mình. Để chi cho các sáng kiến dân túy này, Najib đã dùng tới khoảng 20 tỷ đôla ngân sách trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Gây sốc nhất phải kể tới vụ bê bối tham nhũng năm 2015. Trong vụ này, Najib bị cáo buộc là đã động tới 3,2 tỷ đôla trong quỹ phát triển 1MDB, bòn rút khoảng 700 triệu đôla vào tài khoản ngân hàng cá nhân của mình, và thậm chí còn mua tặng cho vợ các món đồ trang sức trị giá nhiều triệu đôla.

Không chấp nhận nổi hành vi tham nhũng trắng trợn này, Mahathir đã tuyên bố chống lại Najib, người từng do ông một tay nâng đỡ.

Mahathir quay trở lại chính trường, thành lập nên Đảng Dân bản địa Malaysia Thống nhất (PPBM) để gia nhập vào liên minh PH nhằm lật đổ Najib. Chỉ bốn tháng trước khi cuộc bầu cử 2018 được tổ chức, liên minh PH đã chỉ định Mahathir làm ứng cử viên chạy đua cho ghế thủ tướng.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhiệm kỳ 2009-2018. Ảnh: Newsweek.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhiệm kỳ 2009-2018. Ảnh: Newsweek.

Và Mahathir đã thắng một cú ngoạn mục. Liên minh PH giành được 121 ghế trong quốc hội, đồng thời bỏ xa đối thủ tới 14% số phiếu phổ thông. Kể từ ngày giành độc lập, đây là lần đầu tiên phe đối lập ở Malaysia giành chiến thắng.

Với đa dạng các thành phần đảng phái, liên minh PH đã phản ánh một khuynh hướng mới, trong đó câu chuyện bản sắc được thay thế bằng một hình ảnh liên minh liên sắc tộc, liên tôn giáo, liên quan điểm chính trị. Tinh thần hợp tác bình đẳng và cấp tiến này không chỉ hấp dẫn đối với những nhóm người thiểu số, mà còn lôi cuốn nhiều cử tri trẻ tuổi.

Từ đây chúng ta hoàn toàn có lý do để kỳ vọng rằng, trong nền dân chủ mới ở Malaysia, vấn đề chia rẽ sắc tộc sẽ dần được gỡ rối, và rồi tất cả các cộng đồng đều sẽ được đại diện và tôn trọng như nhau.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here