Quốc hội vi Hiến?

Đinh Thế Huynh - Trần Quốc Vượng
- Quảng Cáo -

Trúc Giang (VNTB)

Ông Đinh Thế Huynh là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý, khi nào cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét”. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí như vậy.

Sáng 19-5, Tổng thư ký Quốc hội đã chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, khai mạc ngày 21-5 và dự kiến có 20 ngày làm việc. Đại diện báo Tuổi Trẻ hỏi: “Về trường hợp đại biểu Đinh Thế Huynh đã 2 năm nay không tham gia các hoạt động của Quốc hội, về phía Đảng thì Bộ Chính trị đã đồng ý để ông được chữa bệnh dài ngày, bầu người khác làm Thường trực Ban Bí thư. Đề nghị tổng thư ký cho biết ông Đinh Thế Huynh còn đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội không?”.

Với câu trả lời: “Ông Đinh Thế Huynh là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý, khi nào cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét” của Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, cho thấy Quốc hội Việt Nam đã vi Hiến, vì theo Điều 4 của Hiến pháp 2013, thì “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

- Quảng Cáo -

Theo Quy định số 105-QĐ/TW do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành thì các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định bao gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành Trung ương; Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng. Bộ Chính trị cũng quyết định: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng các ban của Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Như vậy, các chức danh nói trên khi cũng đồng thời là đại biểu Quốc hội, thì về nguyên tắc Hiến định, hoàn toàn độc lập giữa nhiệm vụ của một người đại diện cho tiếng nói cử tri, với một cán bộ làm nhiệm vụ chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong trường hợp ông Đinh Thế Huynh, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, thành phố Đà Nẵng gồm có các quận: Hải Châu, Thanh Khê và Cẩm Lệ, được 292.667 phiếu, đạt tỷ lệ 85,71% số phiếu hợp lệ. Ông Huynh không giữ chức danh nào trong bộ máy nhà nước, và ông là một đại biểu Quốc hội không chuyên trách.

Suốt 2 năm qua theo ghi nhận của báo chí thì ông Đinh Thế Huynh đã không thực hiện các nghĩa vụ của một đại biểu Quốc hội được quy định tại Chương II của Luật Tổ chức Quốc hội 2014.

Nói một cách khác, ông Đinh Thế Huynh đã vi phạm vào Điều 27 “Trách nhiệm với cử tri”. Do đó lỗi lớn nhất ở đây thuộc về Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng, nơi chịu trách nhiệm đầu tiên của việc không đưa trường hợp đại biểu Quốc hội Đinh Thế Huynh ra để Quốc hội bãi nhiệm; hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng.

Trở lại với câu trả lời của Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: “Ông Đinh Thế Huynh là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý, khi nào cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét”. Với câu trả lời này có thể tái khẳng định đồn đoán lâu nay của dư luận về nhiều vị đại biểu Quốc hội thực chất chỉ là những ông bà nghị gật, những bù nhìn son phấn cho chiếc áo dân chủ giả hiệu của Quốc hội Việt Nam là có thật.

Nhận xét nói trên xem ra dễ dàng bị quy chụp chiếc mũ “chống phá Đảng”. Tuy nhiên nên hiểu thế nào khi về lý thuyết thì các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình, và trước cử tri cả nước?. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước. Theo Hiến pháp và luật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng để miễn nhiệm đại biểu Quốc hội Đinh Thế Huynh thì đó lại là quyền của Bộ Chính trị (!?)

- Quảng Cáo -

12 CÁC GÓP Ý

  1. Quốc hội bù nhìn rơm lòe bịp thiên hạ chứ vi hiến gì.
    Đất nước thì 1 đảng duy nhất, 98% thành viên (của cái gọi là) quốc hội lại là đảng viên của cái đảng ấy.

  2. Quốc hội việt cộng là một cái nhà chứa đủ loại lưu manh, xảo trá, trộm cắp, cướp bóc, cướp đoạt v..v mà chính chúng nó làm luật cho phép như vậy. Mụ Ngân chủ tịch quốc hội tham nhũng vài triệu đô la Mỹ của một người xin là đại biểu quốc hội vụ này sao đã chìm xuồng rồi chăng?

  3. Dân chúng mày biết,ông cũng biết. Chúng mày chửi vì chúng mày không được cái đếch gì,chỉ được cái kéo cày nuôi ông,chung quy ai bảo chúng mày có cái tên là DÂN. Ông mà chửi như chúng mày thì vợ con ông cứt đút vào miệng cũng chẳng có,nói gì du học,nhà lầu, xe hơi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here