Quảng Cáo

Hiệp sĩ đường phố: Những kẻ côn đồ được công an bảo kê

Quảng Cáo

Tác giả: Quê Hương

Không biết từ bao giờ cái tên Hiệp Sĩ Đường Phố đã trở nên quá quen thuộc với người dân TP HCM. Bởi cứ sau một vụ đuổi bắt nào đó của HSĐP là lập tức những đoạn video clip lại được đưa lên một cách hết sức có chủ ý trên các phương tiện mạng XH như facebook và youtube. Những động thái chuyên nghiệp như vậy cứ như thể là để đánh bóng tên tuổi của lực lượng này và khiến người dân tin yêu mến phục các HSĐP. Và rồi coi họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cho dù trong xã hội có đủ các thành phần (mà đáng lý ra bổn phận của họ là) tham gia bảo vệ trật tự xã hội như công an, cảnh sát, dân phòng, các đội thanh niên, phụ nữ tự quản…

Đáng lẽ với một lực lượng đang tranh mất chức năng nhiệm vụ của mình thì công an phải vào cuộc tìm hiểu những người này là ai, được tổ chức như thế nào và có mục đích thực sự ra sao, giống như cách công an an ninh điều tra các nhóm mà họ tự cho là phản động, chống đối nhà nước. Thế nhưng, kỳ lạ thay CATPHCM không những không thèm tìm hiểu, kiềm tỏa mà họ còn làm ngơ để lực lượng này tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Mặc dù vậy, sau khi nhà hoạt động phát hiện ra kẻ cầm đầu nhóm HSĐP là Nguyễn Sin từng đánh đập dã man người biểu tình ôn hòa chống Formosa tại TPHCM thì chân tướng sự việc đã lòi ra. Kẻ cầm đầu của HSĐP chính là công an chìm, được ngành công an giao phó cho phép tụ hợp những đầu trộm đuôi cướp, những tay đua xe quậy phá trở thành những HSĐP theo kiểu lấy độc trị độc.

Ai cũng hiểu HSĐP tức là những người không có nghề nghiệp ổn định, nhân thân không rõ ràng, suốt ngày rong ruổi đường phố. Vậy nếu không có tiền họ sống bằng gì nhỉ? Không khí và nước lã chăng. Tuy nhiên, ở VN có một quy luật mà ai cũng hiểu, nạn nhân của một vụ cướp không bao giờ nhận lại tài sản của mình đầy đủ, mà họ sẽ phải bồi dưỡng cho lực lượng công an dựa trên giá trị tài sản của mình dao động từ 30 đến 50 phần trăm. Nhưng công việc bắt cướp lại rất tốn thời gian, nguy hiểm, trong khi công an làm những vụ khác như bắt gái mại dâm, đột kích ổ cờ bạc thì tiền thu về nhiều hơn và ít nguy hiểm hơn nhiều lần. Do vậy, HSĐP đã ra đời để thực hiện công việc mà công an bỏ lại và được hưởng số tiền 30 đến 50 phần trăm kia mà các nạn nhân bị cướp chi ra để tỏ lòng biết ơn.

Để được có đất làm ăn HSĐP phải được công an bảo kê và phải phải nộp tiền cho CA. Bên cạnh đó, Công an còn nhờ HSĐP kiểu như đầu gấu Nguyễn Sin tham gia đánh đập người biểu tình để họ đỡ phải ra mặt. Tức là Công An vừa được ăn tiền từ HSĐP, vừa đỡ phải ra mặt chống dân mà lại vừa rảnh tay để đi bắt gái mại dâm và sòng bạc kiếm lời. Lợi cả 3 đường, do vậy mà HSĐP vẫn cứ tồn tại và phát triển mạnh mẽ như ngày nay, cho dù những người này không ai biết nhân thân họ là như thế nào, được đào tạo ra sao, thực chất được sử dụng vào những mục đích gì và khi họ gây ra tai họa cho mình và cho người khác thì cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm.

Người Việt Nam vẫn thường nói, cảnh sát công an là trùm của giới côn đồ và giang hồ. Và vụ việc liên quan tới HSĐP lại là một minh chứng nữa hết sức rõ nét về điều này.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux