Giá dịch vụ đào tạo: Không chỉ là câu chữ

Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa đề xuất đổi từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”.
Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa đề xuất đổi từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”.
- Quảng Cáo -

Nguyễn Anh TuấnRFA |

Câu chuyện các trạm BOT đổi từ “thu phí” sang “thu giá” chưa kịp nguội thì từ nghị trường cho đến báo chí lại sôi lên với đề xuất của Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đổi “học phí”  thành “giá dịch vụ đào tạo”.

Tuy nhiên, ẩn sau phía sau đề xuất ngô nghê về mặt ngôn ngữ này là một vấn đề lớn hơn, đáng bàn cãi hơn: Chuyển gánh nặng của những dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế từ nhà nước sang người dân.

Một cách nôm na, từ đây trở đi người dân phải trả nhiều tiền hơn để con em được học hành, để bản thân và gia đình được chăm sóc y tế.

- Quảng Cáo -

Và đây không chỉ là ý tưởng riêng biệt của bộ này bộ nọ, mà là chủ trương chung của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một nghị quyết được ban hành từ Hội nghị Trung ương 6, tháng 10 năm 2017.

Theo đó, mục tiêu được Trung ương Đảng CSVN đặt ra là từ giờ tới năm 2021 phải “hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.”[1]

Có 3 điểm đáng bàn cãi ở đây:

Một là, tuyệt đại đa số những nước theo đường lối tư bản chủ nghĩa  – nơi mà, theo những người cộng sản, nhân dân lao động bị bóc lột bởi các ông chủ tư sản – chẳng có nước nào bắt người dân phải chịu đủ mọi chi phí vận hành trường học, bệnh viện, cộng thêm khấu hao tài sản như vậy cả. Thật trớ trêu khi một nhà nước xưng danh xã hội chủ nghĩa mà lại đẩy mọi gánh nặng giáo dục, y tế lên vai người dân như thế.

Hai là, chẳng thà nhà nước Việt Nam theo đuổi mô hình chính quyền tối thiểu, để mặc công dân tự lo chuyện giáo dục, y tế thì phần nào đó còn có thể chấp nhận được (dù mô hình này chưa ghi nhận thành công ở bất kỳ đâu). Tuy nhiên người dân Việt Nam lại “gánh” thuế và phí trên GDP gấp 1,4 – 3 lần quốc gia khác, thì câu hỏi đặt ra là chính quyền thu lượng thuế, phí khổng lồ ấy để làm gì mà không lo cho giáo dục và y tế của nước nhà.[2]

Cuối cùng, nghiêm trọng hơn, trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự lãng phí khổng lồ trong việc duy trì các hội đoàn nhà nước trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, thì lẽ ra việc cắt giảm đầu tiên phải nhắm tới khối ăn hại này, hơn là các dịch vụ công thiết yếu cho người dân như giáo dục và y tế. Chừng nào mà các hội đoàn này còn tồn tại và tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, trong khi ngân sách chi cho giáo dục và y tế bị cắt giảm, chừng đó những người nắm quyền ở Việt Nam còn cho thấy chưa bao giờ họ coi chất lượng cuộc sống của người dân là ưu tiên hàng đâu – như nó nên là.[3]

[1] http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Nghi-quyet-Trung-uong-6-ve-doi-moi-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-don-vi-su-nghiep-cong-lap/320253.vgp

[2] https://vov.vn/kinh-te/dan-viet-nam-ganh-thue-va-phi-tren-gdp-gap-14-3-lan-quoc-gia-khac-689619.vov

[3] https://tuoitre.vn/tong-chi-phi-cho-cac-hoi-len-toi-68000-ti-dong-1133212.htm

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. người bắc gọi là vẽ chuyện học phí thì cứ nói là học phi, bày đặt giá dịch vụ đào tạo cho rách việc, các biên lai bảng biểu phải chỉnh sửa in lại hết à

  2. “Con bò” làm “lãnh đạo” hay “lãnh đạo” là “con bò”?
    Chuyện xưa kể lại rằng có một vị vua vừa ngu dốt vừa độc tài lại trị vì một vùng đất rộng lớn có tên là Đông Lào. Xứ Đông Lào giàu có về tài nguyên phong phú về sản vật có đường bờ biển dài đất đai màu mỡ. Con người thì thông minh chăm chỉ giàu lòng yêu nước thương nòi. Nhưng dưới sự trị vì của tên độc tài ngu dốt nọ thì người dân xứ Đông Lào càng ngày càng túng quẫn, người dân xứ Đông Lào càng ngày càng phải chịu nhiều tủi nhục, oan sai nhiều không đếm xuể, các loại sưu thuế được đưa ra hết sức vô lý và vô cùng ngược đời ngày càng nhiều khiến người dân vô cùng phẫn uất. Đất đai bờ cõi của người dân Đông Lào thì ngày càng bị thu hẹp do ngoại bang luôn tìm mọi cách xâm lấn từ biên giới trên đất liền hay ngoài vùng biển đảo xa xôi. Trong khi đó bọn quan lại thì tham lam vô độ ăn chơi hưởng lạc gái gú xa hoa tìm mọi cách bòn rút của dân chúng! Lính tráng thì bạc nhược chỉ biết ca ngợi và bám đít ngoại bang! Chúng rước giặc vào nhà mà vẫn vui vẻ như những người bạn tốt mười sáu chữ vàng! Đúng là người dân Đông Lào đang ở vào một tình huống vô cùng nguy cấp; “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Thế nước đang ở trong một tình huống éo le ngàn cân treo sợi tóc khiến dân xứ Đông Lào hết sức lo lắng! Bất ngờ dân xứ Đông Lào nhận được một khẩu dụ từ vị vua độc tài nọ: Kể từ hôm nay tất cả người dân xứ Đông Lào từ già tới trẻ từ nam đến nữ từ ngu dốt đến thông minh đều phải gọi “Con bò” là “Lãnh đạo” và loại bỏ từ “Con bò” ra khỏi từ điển xứ Đông Lào! Ban đầu người dân cũng ý kiến này nọ nhưng sau mới biết lý do. Chuyện là hôm nọ vị vua độc tài quyết định vi hành một chuyến. Ông đến vùng hẻo lánh xa xôi ông gặp một đám trẻ chăn bò. Nhưng vì thấy lạ ông thấy những con bò ở đây có hình dáng không giống những con bò mà ông đã từng thấy. Ông liền hỏi mấy đứa trẻ trâu “con này là con gì” Có đứa láu cá nhanh nhẹn trả lời ” Lãnh đạo” ạ. Có thằng trẩu nhất nhóm cáu kỉnh; con gì cũng không biết đúng là ngu như bò!. Vị vua ức lắm khi về liền họp đại thần lại chỉ dụ từ nay phải gọi bò là lãnh đạo! loại bỏ từ bò ra khỏi từ điển. Kể từ đó người dân xứ Đông Lào gặp con lãnh đạo hay lãnh đạo nào thì cũng biết nó là bò rồi! Cũng chính vì thế mà người dân xứ Đông Lào chịu 1000 năm nô lệ ngoại bang mà lịch sử còn ghi!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here