Hậu Mười tháng Sáu: Chính quyền lại ‘mót’ luật Biểu tình!

- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today News|

Một lần nữa trong nhiều lần kể từ cuối năm 2011 khi thủ tướng thời đó là Nguyễn Tấn Dũng giao cho cơ quan chuyên đàn áp biểu tình là Bộ Công an soạn thảo luật Biểu tình, cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 phản đối luật Đặc khu và luật An ninh mạng đã khiến nỗi sợ hãi của giới quan chức chính quyền tăng tiến vượt bậc, đến nỗi nghị trường quốc hội đang ồn ào yêu cầu ‘cần sớm ban hành luật Biểu tình’.

‘Chính phủ đang tích cực chuẩn bị luật Biểu tình’ – Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc hùa theo.

Khó mà nhớ được đây là lần thứ mấy quan chức Nguyễn Hạnh Phúc hứa hẹn ‘đang tích cực chuẩn bị’, trong vô số phát ngôn đậm đà đầu môi chót lưỡi của giới quan chức Việt nam.

- Quảng Cáo -

Vào tháng Năm năm 2016, sau những cuộc biểu tình “cá chết Formosa” lên đến gần chục ngàn người ở Sài Gòn, Hà Nội và một số tỉnh thành khác, chưa kể những cuộc biểu tình của giới Công giáo ở Nghệ An và Hà Tĩnh, có người đã thuật lại lời than của một quan chức trong một cuộc họp “sơ kết”: “Đã kêu là phải ra luật Biểu tình đi. Không có luật mà nó cứ kéo đi rần rần thế này thì lấy gì mà xử nó?”.

Còn vào lúc này, giới dư luận viên – vốn hung hăng nhất trong giọng điệu “ra luật để có cớ quậy à?” cùng những chiến dịch lên án và mạt sát dân oan khiếu kiện, người dân biểu tình chống Trung Quốc – lại đang vội vã đánh tiếng: “Cần lắm luật Biểu tình”.

Chính vì không có luật nên mới xảy ra bạo loạn, gây rối và ta lúng túng trong xử lý” – một luận điểm ngày càng chiếm đa số trong giới quan chức phải chường mặt ra đường trước đám đông phẫn uất. Có khả năng luận điểm này sẽ được đưa ra những cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới để “quyết”.

Chẳng khó để hình dung, những lý do để lôi luật Biểu tình ra sẽ lại được tô vẽ: quyền biểu tình của người dân nằm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1982. Dù gì Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2013. Việc ban hành luật Biểu tình không chỉ đáp ứng lòng dân mà còn thỏa mãn được yêu cầu của quốc tế về cải cách luật pháp, biết đâu nhờ đó Hoa Kỳ và phương Tây sẽ mở lại kênh cho vay vốn ODA và IDA với lãi suất ưu đãi, chưa kể nhiều lợi ích khác như CPTPP, EVFTA, vũ khí sát thương, quy chế kinh tế thị trường đầy đủ…

Thực tế ngược ngạo và hài hước trên lại xuất phát từ chính một chế độ đã đau đầu tìm cách quay lưng lại với luật Biểu tình từ ít nhất một phần tư thế kỷ qua, nếu tính từ thời điểm quyền tự do biểu tình của dân chúng được Hiến pháp năm 1992 quy định.

Trong suốt 7 năm qua, Bộ Công an – cơ quan đặc thù bởi “chuyên môn” về trấn áp và đàn áp người xuống đường – đã không ít lần viện dẫn “còn nhiều ý kiến khác nhau”, cộng thêm với “cống hiến” mang tính phản bác của giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng từ thời “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh – để cho tới nay vẫn hoàn toàn quay mặt với thứ quyền không còn gì để mất của rất nhiều người dân – nạn nhân của nạn thu hồi đất đai vô lối và phi pháp, nạn nhân ô nhiễm môi trường, công nhân bị bóc lột, những người bất đồng chính kiến bị bịt miệng và bị tống vào tù vì dám nói ra sự thật…

Nhưng với người dân Việt, cái bánh vẽ luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Từ năm 2011 và đặc biệt từ năm 2014 đến nay, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.

Xuống đường, rồi muốn ra sao thì ra…

Vào tháng Năm năm 2016, bất chấp chính phủ có muốn ban hành luật Biểu tình hay không, người dân đã đổ ra đường biểu tình vì nạn cá chết miền Trung. Cũng như nguồn cơn của những cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhưng đồng thời khinh bỉ thói quỳ gối không biết mệt của chính quyền Hà Nội trước Bắc Kinh, tâm trạng và biểu cảm của dân còn muốn phản ứng và phản kháng với nhà cầm quyền vì cách hành xử quá chậm chạp và quá khuất tất mà không công bố được nguyên nhân cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung.

Còn đến tháng Mười năm 2018, cuộc tổng biểu tình ở Việt Nam đã có nhân số gấp 10 lần cuộc biểu tình chống giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào năm 2014, khi lên đến hàng trăm ngàn người và bùng nổ tại trên 50% tỉnh thành trong quốc gia.

Đã quá muộn để chính thể độc trị ‘tích cực soạn thảo và ban hành luật Biểu tình’./.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Tài trí và ý thức hay đạo đức hoàn toàn khác nhau. Ko thể cứ cho rằng hể người ấy lỗi lạc là người ấy đương nhiên phải có sự ý thức sắc bén, hay nền đạo đức vững vàng. Hãy nhìn lại những nhân tài cũng của thời cận đại như đại nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, v.v… thì biết.

    Thí dụ TCS có thể khóc than với một nửa dân tộc … của phía bên kia nhưng sau bao nhiêu năm chứng kiến những đau thương của một nửa dân tộc phía bên này, ông chưa từng làm nỗi, hay ông chưa từng có đủ can đảm để làm tới 1/2 bài “Hãy Sống Dùm Tôi”.

    Thành thử … “Hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi. Thịt da này dành cho thù hận. Cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên” vẫn là những lời khóc than của ông cho một chế độ bạo tàn, và phi dân tộc phía bên kia trong lúc tự do và nhân quyền của ông được đảm bảo bởi … phía bên này.

    Tôi có thời đã coi ông là thần tượng nhưng tôi ko ngờ ông có tài mà ông hèn. Ông để mặc một nửa quê hương của ô – phía đã cưu mang ông, đã bảo bọc ông – đau khổ. Trước ô mơ ước hoà bình, dù ô chưa có một ngày đi lính, một ngày mất mác, vì cái mác đấu tranh và sự bệnh hoạn của ô, nhưng sau ô lại chẳng thấy nhu cầu cho nhân bản và nhân quyền của mọi người, những người đã đem sinh mạng của họ để “đo tầm đạn bay” (nhà văn Dương Hùng Cường) … cho mọi người – trong đó có cả ô.

    Tôi ko đòi hỏi những trí thức 1/2 vời, đầy thiên kiến nhưng ko có nổi một hơi thở tự trọng như ô thốt lên lời tạ tội, nhưng tôi thật ko hiểu trong những ngày cuối đời của ô, ô có thầm cảm ơn ngần ấy đã hy sinh cho ô ngay cả những lúc ô … phản bội.

    Hãy sống dùm tôi
    (Trịnh Công Sơn)

    Hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
    Thịt da này dành cho thù hận
    Cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên

    Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
    Quả tim này dành cho lửa hồng
    Cho hòa bình cho con người còn chờ đấu tranh

    Ai có nghe ai có nghe tiếng nói người Việt Nam
    Chỉ mong hòa bình sau đêm tăm tối
    Chờ mong một ngày tay ấm trong tay

    Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
    Đă lâu rồi làm sao chờ đợi
    Sao còn ngồi sao im lìm ngủ hoài các anh

    Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
    còn thấy gì ngoài bom lửa đạn
    Anh chị này sao vui mừng làm người cúi xin

    https://m.youtube.com/watch?v=kU_L96WxWLg

  2. HÃY CÙNG NHAU HÁT VANG BÀI CA YÊU NƯỚC
    ……
    TRẢ LẠI ĐÂY CHO ND TÔI QUYỀN TỰ DO, QUYỀN CN
    QUYỀN Đc NHÌN, Đc NGHE Đc NÓI – QUYỀN Đc CHỌN CHÂN LÝ TỰ DO, QUYỀN XOÁ BỎ ĐỘC TÀI ĐỘC TÔN.
    ….
    TRẢ LẠI ĐÂY CHO ANH QUÂN NHÂN, QUYỀN Đc SỐNG ĐỜI TRAI HÙNG, QUYỀN TỰ HÀO TỰ TÔN NÒI giống LÀ BẢO VỆ NN
    VN, LÀ BẢO VỆ DÂN LÀNH VN.
    …….
    TRẢ LẠI ĐÂY QUYỀN PHÚC QUYẾT CỦA TOÀN DÂN, DÂN BIẾT ĐIỀU GÌ DÂN CẦN Để TỰ DO mưu cầu HP.
    ….
    TRẢ LẠI ĐÂY QUYỀN CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN, DÂN BIẾT CHỌN GÌ CHO MÌNH, CHO THÁI BÌNH NON Nc VN.
    ……
    TRẢ LẠI ĐÂY QUYỀN PHÚC QUYẾT CỦA TOÀN DÂN, dân BIẾT ĐIỀU GÌ DÂN CẦN ĐỂ TỰ DO MƯU CẦU HP
    …..
    TRẢ LẠI ĐÂY QUYỀN CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN, DÂN BIẾT CHỌN GÌ CHO MÌNH, CHO THÁI BÌNH NON Nc VN. TRẢ LẠI đây QUYỀN PHÚC QUYẾT CỦA TOÀN DÂN, DÂN BIẾT ĐIỀU GÌ DÂN CẦN, ĐỂ TỰ DO MƯU CẦU H P.
    ……
    TRẢ LẠI ĐÂY QUYỀN CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN, DÂN BIẾT CHỌN GÌ CHO MÌNH, ( CHO THÁI BÌNH NON Nc VN )2

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here