‘Kiểm tra tài sản quan chức’ chính thức thất bại?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Trung ương 7, tháng 5/2018.
- Quảng Cáo -

Phạm Chí Dũng – VOA

13 tháng sau khi chủ trương về kiểm tra tài sản của 1.000 cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị và Ban bí thư quản lý được chính thức phát ra, chủ trương này cũng gần như chính thức thất bại.

‘Rất khó’ và ‘nhạy cảm’

Tháng Năm 2017 rúng động ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà quy định về kiểm tra tài sản 1.000 quan chức được Tổng bí thư Trọng tung ra ngay sau khi xử lý kỷ luật một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP.HCM. Với quy định này, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiến thêm một bước dài và mạo hiểm trong chiến dịch mang hai mục tiêu vừa “chống tham nhũng” vừa kiểm soát quyền lực – hành động tương tự như “cuộc cách mạng long trời lở đất” mà ông Tập Cận Bình và Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương (CCDI) đã tung ra từ năm 2012 đến nay.

- Quảng Cáo -

Nhưng thực tế chiến dịch ‘chống tham nhũng’ ở Việt Nam là còn xa mới với tới cái lai quần của Tập Cận Bình. Chưa đầy một năm sau xúc cảm xuất thần ‘lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy’, ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng chỉ còn lép bép củi nhỏ.

Vào buổi chiều 17/6/2018 khi tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), ông Nguyễn Phú Trọng không còn đề cập một cách mạnh mẽ cùng những ngôn từ bóng bẩy và ẩn dụ về công cuộc ‘đốt lò’ của ông, trong khi lại cho rằng ‘vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân’, và ‘mong muốn cử tri tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến để có thể hoàn thiện được luật này và sớm được Quốc hội thông qua’.

Có thể cho rằng phát ngôn trên của ông Trọng là một sự thừa nhận gián tiếp thất bại về chủ trương kê khai tài sản cán bộ và cao hơn nữa là ‘kiểm tra tài sản 1.000 quan chức’.

Từ ồn ào khoa trương…

13 tháng trước, quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của khoảng 1.000 quan chức cao cấp được đã được Ban Tuyên giáo trung ương chỉ đạo báo chí nhà nước tuyên truyền ồn ào và không kém khoa trương. Theo đó, có những điểm tương đồng rất đáng lưu ý giữa Trung Quốc và Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản quan chức như:

– Chủ thể của chiến dịch kiểm tra tài sản quan chức ở Trung Quốc là CCDI, còn ở Việt Nam là Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.

– Hoạt động kiểm tra tài sản được tiến hành khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ; khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực; và khi có dấu hiệu vi phạm quy định của nhà nước về kê khai tài sản.

– Sau khi “làm” xong, cơ quan kiểm tra trung ương “sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ đến các cơ quan báo chí và nhân dân.”

Riêng với Việt Nam, sau khi có quy định của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Việt Nam hứa hẹn sẽ có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền, việc xử lý đơn thư kiến nghị phản ánh như thế nào; cũng sẽ có một hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc và như nào…

Tuy nhiên, đã hơn một năm trôi qua mà vẫn không có bất kỳ động tác được hứa hẹn nào được thực hiện. Trong khi đó, các tỉnh thành ủy và khối chính quyền vẫn đều đặn và thản nhiên báo cáo về trung ương ‘không phát hiện trường hợp cán bộ kê khai tài sản không trung thực’, hoặc cả nước chỉ phát hiện 5 hay 6 trường hợp cán bộ kê khai tài sản không trung thực trong tổng số… gần 1 triệu cán bộ.

Đến bãi lầy mênh mông

Sau hai thắng lợi giòn giã trước Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12 và trước Đinh La Thăng tại Hội nghị trung ương 5, Tổng bí thư Trọng đã biểu cảm trước cử tri Hà Nội vào năm 2017: “các bác cứ chờ đấy, sẽ còn nữa…”. Dường như khi đó ông Trọng hưng phấn đến độ muốn “thừa thắng xông lên”.

Nhưng làm thế nào để xông lên?

Cho dù ông Trọng mơ màng về “mô hình Tập Cận Bình”, chính một cựu phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam đã nhắc nhở ông Trọng về những thách thức rất lớn dành cho ý tưởng kiểm tra tài sản quan chức: tính khả thi của quy định này phụ thuộc nhiều vào việc “ai kiểm tra ai, ai có quyền kiểm tra ai, ai dám kiểm tra ai, và ai để cho người ta kiểm tra.”

Rốt cuộc, té ra cái triết lý trên lại là bài học cay đắng và nhớ đời cho ông Trọng khi muốn làm một việc lớn.

Trong thực tế, ông Trọng chẳng thể mong mỏi gì vào ‘trình độ nghiệp vụ’ của các cơ quan đảng từ trung ương xuống địa phương để có thể lần mò phát hiện được tài sản nổi chìm của giới quan chức ‘ăn của dân không chừa thứ gì’. Mà chỉ có hai cơ quan có thể nắm được cơ bản hồ sơ tài sản quan chức: Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Hai cơ quan này có sẵn những cục, vụ nghiệp vụ để làm chuyện đó.

Nhưng làm thế nào để hai cơ quan trên tự nguyện ‘vạch áo cho người xem lưng’ khi cả hai ngành này đều nổi tiếng không chỉ bởi ‘dịch lạm phát tướng’ trên 200 cho Bộ Công an và trên 400 cho Bộ Quốc phòng, mà còn mang nhiều tai tiếng bởi các vụ bê bối tham nhũng và làm ăn phi pháp?

Hiển nhiên là trong giấc mơ kéo dài được hơn một năm qua, chiến dịch kiểm tra tài sản 1.000 quan chức của ông Trọng đã bị “đụng tường” – một bức tường lớn, rất cao và còn “khó nhằn” hơn cả sự chống đối quyết liệt đang diễn ra trong nội bộ đảng Trung Quốc.

Cũng hiển nhiên là mặc dù không thiếu tham vọng để làm một cuộc cách mạng long trời lở đất như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng lại quá thiếu chân đứng cho chiến dịch tìm ra núi tài sản bất minh của giới quan chức Việt Nam.

Sự hỗng hụt chân đứng ấy nằm ngay trong hệ thống cơ quan kiểm tra đảng, nội chính đảng của ông Trọng, nếu chưa nói tới các cơ quan khối chính quyền mà vẫn đang ‘mắt trước mắt sau’ khi nghe lệnh cấp trên.

Thái độ và phát ngôn đượm vẻ xuôi xị mới đây của Nguyễn Phú Trọng về kê khai tài sản quan chức cũng tiếp dẫn thêm một biểu hiện của mạch logic nguội lạnh ‘đốt lò’ từ trước Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018 cho tới nay.

‘Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa’ và ‘mở đường cho người ta tiến’ là những phát ngôn đượm nét xuôi xị của Tổng bí thư Trọng trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau Hội nghị trung ương 7, cho dù ông Trọng vẫn không quên dùng bổ túc từ ‘lò đã nóng rực’.

Dường như ngay trước Hội nghị trung ương 7 đã xảy đến một bí mật cung đình nào đó mà đã khiến ông Trọng im lìm hẳn.

Phía trước của Tổng bí thư Trọng là gì? Khó mà biết được tương lai.

Nhưng nếu ‘đốt lò’ mất dạng, ông Trọng sẽ chính thức rơi vào một bãi lầy thụt mênh mông. Thậm chí cá nhân ông có thể bị trả giá bằng cả sinh mạng chính trị.

- Quảng Cáo -

77 CÁC GÓP Ý

  1. Chỉ có cái việc kiểm tra tài sản mà trước đó chúng nó tuyên truyền kêu la ầm ĩ mà giờ có làm đc lên hồn đâu, thế mà chúng nó còn khuyên nhủ nhân dân hãy tin tưởng đường lối của đcs khi chúng muốn cho tq thuê đất. Phải nói thực tin vào đcs là điều ngu xuẩn cực kỳ ,một lũ dối trá ranh ma bịp bợm thì làm sao có thể giao cho chúng trọng trách tiếp quản đất nc khi mà chúng sẵn sàng bán rẻ tổ quốc nhân cách & lương tâm để có tiền bạc.

  2. nào là chống tham nhũng, nào là kiểm tra tài sản, nào đẩy mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo, mà rút cuộc thằng tham vẫn tiếp tục tham,dân nghèo vẫn mãi nghèo, cứ ngồi đó đọc lý thuyết mị dân, tởm lợm cái lũ tà quyền quá đi thôi

  3. Có hai khả năng xảy ra một là minh bạch tài sản quan chức do quá giàu có trong khi lý lịch ba đời đã lỡ khai nên sợ lòng dân ly tán, hai là có một áp lực nào đấy đã làm nhụt ý chí của người đưa ra chủ trương.lại một trò đánh trống bỏ dùi ai còn tin nữa đây

  4. Các quan chức cấp cao họ đâu có điên để các vị kiểm tra dễ dàng vậy nếu có họ cũng chuyển đi bằng nhiều cách và nhiều hình thức chứ họ đâu có ngu đứng tên hay giữ trong nhà hay trong nước đâu mà các vị kiểm với trả tra , thành công là 1 kỳ tích khi các vị cấp cao đã hợp thức hoá

  5. Bac.Ho nói 100_bai diễn thuyết cung không bằng mot lần guong mau.Tbt hãy tu thap len ngon lửa đe xuoi tanbong toi.Đo ls cách tốt nhất chong tham nhũng. Ke khai với 999 can bộ kho va te nhi hay con gi nữa khong qua trong.Tbt khong thể cam thấy o chinh minh được vi ong tu nghĩ ra moi ke co mà. TbT tu khai đi-no tốt gấp ngan lần luôn. Xin cam.on.

  6. O tren doi nay bat cu che do nao ! Thay tien co ai che bao gio dau …. chi ko người dan ma thoi !!! Tui lam chinh tri la toan la lua dao het …. o Mỹ thi ong chong cs cung lua ba con het ! Thang nay la cs thang kia cung lam việc cho cs tin ai bay gio ??? O vn thi cung lua dan va o Mỹ thi lua cong dong chao thua ….!!! Tốt nhat ko nghe tui lam chinh tri lua dao het ke ca thong thong Mỹ …..,

    • Co chau gia ah ! Chau o ca na da con cau o Mỹ …. may Chuc nam roi qua la hieu tui o vn va o nước ngoai toan la di lua lam an kiem tiem ve chuyên chinh tri !!! Cau dam tu hao tao ko bi tui may lua được ma may phai biết may o vn may o dau ??? Con tao va toan the dan HP ko bao gio bi lua ! Tao ko lua may thi thoi con may lam sao du tuoi ma lua ….. kkk

  7. Nếu hỏi một quan chức nào đó, là nhiều nhà cửa, đất đai ở đâu ông/ bà có.? Nó sẽ trả lời rằng, “ông cố nội” nó để lại, thì rõ ràng là… huề cả làng. Nên anh cả nói khó là phải..

  8. Ông thăng ông dũng tham ô làm lũng đoạn đất nước vẫn chưa bàng kẻ có quyền bán. Dẻ đất nước dân tộc mà cha ông những anh hùng đã gây dựng gìn giữ hàng 1000 năm đó là kẻ tội đồ của dân tôc cần phải tu di cả dòng họ

  9. Tên trọng này hô hoán và thi hành “đốt lò” là chỉ để thanh toán nguyên tấn dũng và đàn em. bây giờ dẹp được phần lớn phe phái của tấn dũng, khi bị hỏi đến phiên mình (phú trọng) thì bị nhột phán … tùm lum! thỉnh thoảng đem vài con gà chết ra … đốt để đánh lạc hướng đồng bào và mấy tay sai cắc ké!

  10. Họ đã chọn học thuyết Marx (Marxism) và rêu rao họ là một nhà nước Chuyên Chính Vô Sản, một nhà nước với sự lãnh đạo của giai cấp Công nhân, một xã hội Công bằng, không giai cấp, không có áp bức, không có bóc lột…nhưng giờ họ đã trở thành những “thứ” mà trước đây họ đã đạp đổ, nguyền rủa… CS muôn đời nói một đàng, làm một nẻo.

  11. Củi chưa đủ lò nên bác trọng chưa đốt đó thôi khi bác đã đốt củi tươi rồi cũng cháy như củi khô thôi bác đã nói bác sẽ làm được mà bác kô bao giờ đánh trống bỏ dùi đâu bác là tổng bí thư mà dân phải tin tưởng đường lối của đảng chứ

  12. Vì sao thất bại…..vì nếu dân VN biết được tài sản chính thức cùa các quan chức CS thì sẽ xỉu….và nổi loạn…..điề rất đơn giản

  13. Lão lú đòi đốt lò, củi tươi cũng đốt láng, đến khi bị yêu cầu đốt củi nhà thì lão cho là nhậy cảm, khó. Khốn nạn. Tôi tin chắc là lão này chết sẽ không được toàn thây

  14. Chuyện lạ có thật! Sau khi có danh sách những người ký tên yêu cầu tổng bí kê khai ts thì liền sau đó đc trả lời ngay là ” rất khó “, ” nhạy cảm ” và là ” bí mật cá nhân “! Qua đó cũng thấy rõ mưu đồ ‘ đê tiện ‘ của tổng bí.

  15. 20 30 năm nữa khi giặc tàu đã mua dần dần hết đất.đàn ông vn lớp thì làm culi lớp thì bị giết mổ nội tạng.phụ nữ vn thì bị ép gả làm nô lệ tình dục cho đàn ông tàu.lúc đó họ sẽ hỏi rằng.20 30 năm trước ông cha họ đã làm gì mà để con cháu đến cơ sự này.chính ngay bây giờ chung ta sẽ trả lời.do chúng ta hèn nhát mà con cháu chúng ta phải sống kiếp nô lệ.hay chúng ta phải dũng cảm cho con cháu chúng ta có đc cuộc sống của chính mình.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here