Đánh giá tài đức của nhân vật chính trị

- Quảng Cáo -

Nguyễn Đình Cống – Bauxite Việt Nam

Ông Hà Sĩ Phu vừa có bài “Xin đừng gọi tham nhũng là nội xâm”, đăng trang Bauxitvn ngày 11/7/2018. Bài viết vạch ra nhầm lẫn cơ bản của Nguyễn Phú Trọng khi đồng nhất tham nhũng với giặc nội xâm.

Tham nhũng thuộc lĩnh vực đạo đức, kinh tế. Giặc nội xâm thuộc lĩnh vực chính trị, do một số nhân vật chính trị cầm đầu, chúng cướp quyền của dân. Ông Phu nhận định: “Với một nhân vật Chính trị thì ‘con người cá nhân’ không quan trọng bằng ‘con người chức năng’. Chức năng của họ là dẫn dắt, điều hành dân tộc, nếu dẫn dắt đi lầm đường, đi vào ngõ cụt, đi vào nguy hiểm thì tội cực lớn, trong khi có thể hắn không tham nhũng nhiều về kinh tế, và có thể vẫn giữ được tư cách đạo mạo, không mắc những điều đạo đức thông thường hoặc những khiếm khuyết dễ thấy về tác phong ứng xử”.

Nhân định về nhân vật chính trị tôi xin tát nước theo mưa, tán rộng ra vài ý. Trước tiên viết lại 3 chuyện cũ.

- Quảng Cáo -

Chuyện 1– Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành (1102-1179), là Tướng quốc, quan phụ chính cho vua còn bé. Cấp dưới ông có Vũ Tán Đường, trung thành và mẫn cán, được ông yêu mến và tin cậy. Khi Tô Hiến Thành ốm sắp chết, Hoàng hậu hỏi xem ông đề cử ai thay, Tướng quốc cử Trần Trung Tá. Hoàng hậu rất ngạc nhiên vì Tá không phải người thân cận của Tô Hiến Thành. Trong thời gian dài, kể cả khi Tướng quốc ốm đau, không thấy Tá đến nhà thăm hỏi. Để trả lời sao không cử Đường mà cử Tá, Tô Hiến Thành nói:

“Kính thưa Đức bà. Đối với hạ thần, Tá và Đường, về mẫn cán thì hai người như nhau, nhưng viễn kiến của Tá hơn Đường (viễn kiến: tầm nhìn xa). Vì vậy cử người lo việc nước thì thần xin cử Tá, còn nếu cần người hầu hạ trung thành thì thần sẽ chọn Đường”.

Chuyện 2 – Thời Đông Chu bên Tàu, cách ngày nay khoảng 3 ngàn năm, Bảo Thúc Nha và Quản Trọng là 2 người bạn thân, đều rất giỏi ở nước Tề. Khi vua Tề chết, hai người con tranh nhau. Bảo Thúc Nha theo Tiểu Bạch, là em. Quản Trọng giúp người anh là anh là Củ, và trong 1 trận đánh Trọng đã bắn trúng Tiểu Bạch, mũi tên găm vào đai áo. Củ thất bại, chết, Tiểu Bạch lên ngôi. Vua định cử Bảo Thúc Nha làm Tướng quốc, nhưng Bảo từ chối, xin tiến cử Quản Trọng là người tài giỏi hơn. Ban đầu vua không chịu, nói rằng ta bị hắn bắn, suýt chết, tha cho hắn khỏi chém đầu là may, không thể dùng tên phản tặc ấy. Nhưng sau khi được biết Quản Trọng thực sự có tài năng, vua đã dùng ông và ông đã giúp vua lập nên nghiệp bá chủ. Khi Quản Trọng ốm, sắp chết, vua hỏi ông tiến cử ai thay. Ông cử Thấp Bằng. Vua hỏi sao không cử Bão Thúc Nha. Quản Trọng thưa: Bảo là vị quan có năng lực, cương trực, trung thành, nhưng viễn kiến kém, thường chỉ thấy cái lợi trước mắt nên không thể làm người đứng đầu triều đình.

Chuyện 3 – Thời Hán Sở tranh hùng, cách nay khoảng trên 2 ngàn năm. Hán vương Lưu Bang đang gặp nhiều khó khăn, rất cần người tài. Ngụy Vô Tri tiến cử Trần Bình, Hán vương phong Bình làm Đô úy, là chức quan cao. Bình đã nghĩ ra mưu kế hay, giúp Hán vương lập nhiều công lớn. Thế nhưng Bình bị một số tướng tá dèm pha, cho rằng ông đã từng theo Ngụy và Sở, từng nhận vàng của một số người đem biếu. Hán vương gọi Ngụy Vô Tri đến trách, tại sao lại tiến cử người có vấn đề về lý lịch và có biểu hiện tham nhũng.

Ngụy Vô Tri tâu: Thần biết Trần Bình trước có theo Ngụy, Sở và có một số nhược điểm trong cuộc sống, nhưng thần tiến cử là vì nhận thấy ông ta thực sự có tài năng mà Hoàng thượng đang cần, nếu Hoàng thượng thấy ông ta không có tài thì đuổi ông ta đi và thần xin chịu tội. Còn nếu Hoàng thượng cần một người có lý lịch trong sạch, để làm gương về đạo đức thì người đó không phải là Trần Bình, để thần xin đi tìm người khác.

Sau đó Hán vương gọi Trần Bình đến trách. Bình tâu:

“Thần thờ Ngụy vương, Ngụy vương không biết mưu kế của thần, cho nên thần bỏ đi thờ Sở vương Hạng Vũ. Sở vương không biết tin người, những người ông ta yêu chẳng qua chỉ là họ Hạng và anh em bên vợ, tuy có kẻ sĩ tài năng cũng không chịu dùng, nên thần bỏ Sở theo Đại vương. Thần nghe Đại vương biết dùng người, cho nên mới mình trần mà sang đây. Nếu thần không lấy vàng thì không có gì dùng, nếu như mưu kế của thần có cái gì có thể dùng được, thì xin đại vương dùng; nếu không dùng được thì số vàng vẫn còn ở đấy cả, thần xin gói lại nộp vào của công, xin được từ chức mà về”.

Hán vương xin lỗi, lại thăng chức cho Bình và Trần Bình trở thành một trong vài người có công đầu triều đại nhà Hán.

Bình luận

Hà Sĩ Phu nhận định: “Với một nhân vật Chính trị thì ‘con người cá nhân’ không quan trọng bằng ‘con người chức năng”. Đó là nhận định rất chuẩn. Cả 3 chuyện trên đều đề cao con người chức năng. Ngoài ra còn có thể kể hàng ngàn, hàng vạn chuyện khác tương tự trong lịch sử, trong cuộc sống để minh họa.

Con người cá nhân thể hiện bởi tính tình, đạo đức, tác phong, nó thể hiện ra bề ngoài dễ thấy, nó có thể ngụy trang bằng cách đóng kịch để thể hiện ta đây có cuộc sống giản dị, là người tốt, biết quan tâm đến mọi người v.v… Con người chức năng thể hiện tư tưởng theo đuổi, bởi mong muốn sâu kín và mãnh liệt, bởi chủ thuyết và con đường mà họ dẫn dắt mọi người đi theo, bởi kết quả cuối cùng công việc họ làm cho dân cho nước.

Rất khó để người ngoài biết được mong ước sâu kín của ai đó vì điều mong ước nói ra cho mọi người nghe bao giờ cũng tốt đẹp, còn mong ước thật được giấu kín thường khác với điều công khai. Thí dụ ông Võ Kim Cự, khi cho Formosa thuê đất Kỳ Anh 70 năm, nói ra mồm là vì sự phát triển của Hà Tĩnh, còn mong ước thầm kín là kiếm vài triệu đô la tiền đút lót. Thí dụ Chu Nguyên Chương, nói ra mồm rằng nguyện vọng thiết tha nhất là đánh đuổi bọn thống trị nhà Nguyên, giành độc lập cho dân tộc Trung Hoa, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, nhưng khát khao cháy bỏng được giấu kín là làm hoàng đế triều Minh (bên Tàu).

Đứng đầu một nước, một tổ chức là điều mà nhiều nhân vật chính trị rất thèm muốn và giấu kín.

Như vậy, nhân vật chính trị hàng đầu, mặc dầu nêu gương đạo đức cần kiệm liêm chính, tác phong giản dị, gần gũi quần chúng v.v.., để cho người khác học tập, mặc dầu vẫn giữ được vẻ đạo mạo, không có biểu hiện tham nhũng kinh tế (nghĩa là con người cá nhân hoàn hảo), nhưng con người chức năng không đạt yêu cầu thì vẫn là kẻ công ít tội nhiều, thậm chí có khi trở thành tội phạm chính của dân tộc. Con người chức năng của nhân vật chính trị cấp cao thể hiện ở chỗ dẫn dắt dân tộc đi theo con đường nào, nếu dẫn dắt đi lầm đường, đi vào ngõ cụt, đi vào nguy hiểm thì tội cực lớn. Để đánh giá nhân vật chính trị không thể dùng sự tốt đẹp bên ngoài của con người cá nhân (mà một phần có thể do đóng kịch) để che lấp sự thiếu sót và sai lầm của con người chức năng. Để đánh giá một nhân vật chính trị phải chủ yếu dựa vào con người chức năng. Nhân dân theo họ, rất quan trọng và chủ yếu là theo con đường họ dẫn dắt chứ không phải là học tập, noi gương đạo đức và tác phong. Đành rằng đạo đức và tác phong của nhà chính trị cũng khá quan trọng, dễ gây ảnh hưởng.

Về con người cá nhân, Pắc Chung Hy, Lý Quang Diệu và Trump chịu một số phê phán, nhưng con người chức năng của Pắc và Lý là tuyệt vời nên đã tạo ra Nam Hàn và Singapore phát triển, con người chức năng của Trump là mạnh mẽ nên đang làm chuyển biến nước Mỹ và thế giới.

Con đường đã sai thì dù có được vài tác phong tốt để cho người ta học vẫn chẳng thể bù đắp lại những tai họa do con đường ấy gây ra, còn nếu tác phong đó do đóng kịch mà có, nghĩa là trong đó có dối trá, thì tai họa càng chồng chất.

- Quảng Cáo -

32 CÁC GÓP Ý

  1. Tham nhũng gọi là giặc nội sâm là đúng. Tham nhũng là dùng tiền để mua chuộc những người có quyền hành để làm lệch hướng đi đúng đắn hoặc làm trệch làm sai một bản án. Vân…vân

  2. Đúng ! Nếu gọi tham nhũng là giặc nội xâm thì chẳng đúng chút nào cả .tôi xét nghĩ rằng đó chỉ là một xảo thuật để đánh lận con đen thôi ! Không phải là một người rành rẽ về ngôn ngữ học nhưng tôi không đồng ý với cách lạm dụng từ ngữ như thế để làm sai lệch ý nghĩa tự có của nó .Cuối cùng tôi rất ngưỡng mộ và đồng tình với quan điểm của ông HS Phu .

    • Bạn thiếu rồi. Nội xâm k chỉ dành cho mỗi lãnh đạo. Mà còn cả chính những kẻ âm mưu phá hoại đất nước, tạo điều kiện cho loạn từ bên trong nước.

    • Hien Nguyen
      đcsvn tự phân rã thành các phe phái cắn xé, hãm hại lẫn nhau vì tranh giành quyền lực.
      Trong số đó không ít những người CS yêu nước chân chính và cấp tiến. Họ đấu tranh với chính các “đồng chí” của họ để đưa đất nước VN trở về với sự tiến bộ, văn minh của thế giới loài người thì không thể gọi họ là “nội xâm”.

    • Sean Letr thế nên đừng vơ đũa cả nắm,đừng quy chụp tất cả giống như tác giả. Hơn nữa, nội xâm có thể là chính những người đc coi là nhân dân nữa đấy. Họ bị vật chất mua chuộc, cộng thêm cái nhìn tiêu cực mà đã âm mưu,hành động phá hoại đất nước, tạo cớ cho ngoại xâm.

  3. Tui lam chinh tri thi dua nao cung la cướp het ! Cs va vn cong hoa cung vay ma thoi …. chi kho người dan !!! Con tui no ma co chuyên gi thi vo đẹp con khon chay het bo lai người dan dau kho ma thoi …. noi thi thang nao cung hay het de lua dan thoi di tu người dan di tu chet thi người dan cung chet …. tui no chi xui thoi co lam dau ! Tốt nhat la tui lam chinh tri ba con ko len nghe deu la 1 lu lua dao het …. tranh quyền luc cua nhau ma thoi !cs co khác gi tui vn cong hoa ??? Deu la tui deu het .

    • Thời vnch là lúc tôi còn là học sinh ,và thân nhân của tôi không có ai là người tham gia trong chế độ vnch .Tôi được giáo dục trong môi trường tự do dân chủ ,đa nguyên đa đảng ,và tiếp cận được thông tin, báo chí đa chiều .có điều đáng nói ở đây nữa là chúng tôi còn được học hỏi ,tham khảo cả những học thuyết cọng sản : Mark ,Hegel,Angel, Lenin
      Và có quyền biểu tình để đòi hỏi chống đối chính quyền hoặc tỏ bày chính kiến ôn hòa mà không bị tù tội. Báo chí có quyền phê phán ,tố cáo những việc làm sai trái của lãnh đạo dù đó là người cao nhất của chế độ .
      Hơn nữa, trong một chế độ mà tam quyền phân lập : hành pháp, luật pháp, tư Pháp hạn chế được sự chi phối của quyền lực đảng phái. Ngoài ra còn có các tổ chức dân sự ,tôn giáo…….. Và các đảng đối lập kiểm soát ,theo dõi công khai ,minh bạch với tính chất xây dựng ,phục vụ tổ quốc.
      Ngay cả người dân bình thường vẫn có quyền lựa chọn người tài đức và bãi nhiệm qua bầu cử đích thực.
      Tóm lại trong thể chế ưu việt như vậy sẽ hạn chế được sự tham nhũng và các tai hại khác rất nhiều so với thể chế độc đảng, độc tài.
      Thực tế cũng đã chứng minh. Riêng VNCH .ta đã biết có bao nhiêu quan tham đâu .ông Diệm.Nhu.kỳ. Minh …tham nhũng bao nhiêu. Tài sản có gì… Còn ngày nay tham nhũng tràn lan từ trung ương đến địa phương nơi nào cũng đầy dẫy nở rộ như trào lưu của thời đại .!!!

    • Cs va vn cong hoa deu la xa hoi den het ! Nhung tui no hop pháp deu la 1 tui cướp hop phát ….. lua dao het chi co kho la dan kho con co chien tranh la dan la giết dan thoi …. con tham nhung thi cs va vn cong hoa deu co ca Mỹ nua no chung tren toan the gioi deu tham nhung het ! Chi co người dan kho …. tai sao tui no tranh nhau quyền hanh ???? Deu co mục dich cua cha con tui no ! Noi chung ko len tin tui lam chinh tri la 1 lu khon nam ….

  4. Xin góp thêm vài ý kiến với thầy Cống.
    -Cái lú nhất,nhưng nguy hiểm nhất của tổng Trọng là kiên định con đường XD XHCN,và quyết tâm bằng mọi giá giữ được sự tồn tại của Đảng,và cho rằng đảng là lực lượng chính trị duy nhất có quyền lãnh đạo đất nước.Chính vì vậy đất nước,nhân dân càng tụt lùi,lầm than.
    -Đúng!Không thể gọi tham nhũng là giặc nội xâm.Những kẻ tham nhũng có chức,có quyền,là đảng viên không do dân bầu ra,mà đảng cử.Tổng Trọng là người cao nhất trong đảng có quyền quyết định đề bạt những kẻ này. Như vậy tổng Trọng không thể gọi chúng là giặc được.Những kẻ này là đồng chí của tổng Trọng.
    -Càng nhiều đảng viên có chức,có quyền,cương vị càng cao tham nhũng, tha hóa thì trách nhiệm xét về gốc rễ như tổng Trọng thường nói thuộc về người đứng đầu. Tổng Trọng hay lên mặt dạy đời,phê phán cấp dưới,nhưng lại không thấy rằng ông ấy là kẻ đứng đầu cao nhất,thì trách nhiệm của ông đến đâu, khi sự thối nát trong đảng đã thành hệ thống.
    -Tổng Trọng cố gắng đánh bóng mình bao nhiêu,tạo ra một hình ảnh liêm khiết,đạo đức,trong sáng như thế nào cũng đều vô ích và lộ tẩy. Hành trình mà ông ta theo đuổi chỉ toát lên một sự giáo điều,bảo thủ,viễn kiến tối tăm,nhưng lại vô cùng thâm độc,tàn ác như bao kẻ lãnh tụ cộng sản chuyên quyền đã bị nhân loại nguyền rủa,vứt vào sọt rác lịch sử.Tổng Trọng không được so sánh như Mao,Stalin, Phiden nhưng mức độ ham muốn,say sưa với quyền lực thì có lẽ cũng vào hàng bá đạo.

  5. Bác trọng Đang vắt óc suy nghĩ??? Lò đang nóng, nếu đốt hết quan tướng Tham nhũng, thì còn Ai mà hô hào quần chúng để tham gia giữ nước nhỉ, thật là khó xử quá đi thôi!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here