Đêm nhạc thành đêm khủng bố: tận cùng của sự khốn nạn

Ca sĩ Nguyễn Tín trước và sau khi bị đánh đập (khoanh vùng đỏ); nhóm công an phường 7 - quận 7 (khoanh vùng xanh). Ảnh: Facebook
- Quảng Cáo -
Ánh Liên (VNTB) 
 
Đêm 15.08, buổi nhạc của chàng ca sĩ Nguyễn Tín được công an phường 7, Quận 3 (Tp. HCM) tiếp đón một cách ‘nhiệt thành’.
Nhiều người bịt khẩu trang, tay lăm lăm máy quay phim và điện thoại, một nhóm công an có sắc phục tự xưng là bên văn hoá, kinh tế tìm đến. Tất cả tìm cách khép vòng vây, ngăn chặn những ai tham gia buổi nhạc hôm đó và đòi tịch thu điện thoại những ai quay họ.
Tiếng đánh đập và trẻ con khóc.
Hai nhân vật trong đêm là ca sĩ Nguyễn Tín và người tổ chức đêm nhạc Nguyễn Đại bị bắt, đánh đập, trùm bao bố kín đầu, lấy hết tài sản và giấy tờ tuỳ thân rồi bỏ cả hai ở tận huyện Củ Chi trong đêm tối. Riêng blogger Phạm Đoan Trang bị đánh vào đầu đến mức nhập viện.
Phạm Đoan Trang và Nguyễn Tín bị công an hành hung
‘Công an ngày càng vô pháp, một lũ khốn nạn’ một người tài xế khi bày tỏ với Facebooker Hồng Nhi Lê. Đó là tâm trạng chung của không ít người dùng Facebook khi nhìn về hành vi trên đó của nhóm công an.
Đó là những gì còn đọng lại: những hành vi, ứng xử rừng rú, đi ngược lại với giá trị văn minh.
Facebooker Thương Một Người bày tỏ: Không ai trong khán phòng Casanova gây rối trật tự công cộng, không biểu tình, những bài hát cũng không có gì đặc biệt. Chỉ có điều, cả khán giả và ca sĩ thì quá “đặc biệt” trong mắt nhà cầm quyền.
Và vì ‘đặc biệt’, công an đã tạo nên một màn ‘trấn áp/ khủng bố’.
Nhưng phía công an Tp. HCM đã nhận được gì? Không gì cả, ngoài việc xây dựng một hình ảnh công an gắn liền với bạo lực trong mắt người dân.
Sự kiện đêm nhạc kinh hoàng 15.08 gợi nhớ lại những gì diễn ra trong trại giam dã chiến Tao Đàn và những ngày tiếp theo. Căng thẳng, bạo lực, và công an.
Trước đó – Trương Thị Hà, người biểu tình phản đối Luật đặc khu tiếp tục bị phía công an gây khó dễ khi thuê nhà trọ, cô cho biết trong một video trên Facebook của mình, cô bị công an Quận 1 ứng xử như một ‘tội phạm’.
Tất cả những gì đang diễn ra liệu là hình ảnh đẹp đẽ mà phía công an Tp. HCM muốn gây dựng nên?. Điều này, còn cần chờ lời thừa nhận chính thức, tuy nhiên, công an Tp. HCM qua những hành động như vậy, khiến hình ảnh công an mang tên Bác trở nên bét nhè; xé bỏ quy tắc ứng xử của Bộ Công an đề ra, trong đó yêu cầu công an không được hạch sách, doạ nạt; mà phải kính trọng, lễ phép với nhân dân. Hay đúng hơn, ai cứu nổi hình ảnh người công an nhân dân với tốc độ ‘phá’ hình ảnh đến mức kinh hoàng như thế của chính bộ phận công an thành phố.
Bên cạnh đó, công an Tp. HCM đã chứng minh luận điểm mà blogger Phạm Đoan Trang từng đề cập trước đó không lâu là ‘đúng đắn’, trong đó chị bày tỏ rằng: những người cộng sản Việt Nam có một bệnh là bệnh kiêu ngạo cộng sản. Bệnh có từ thời Lê-nin đã chỉ ra. Khi họ nghĩ là họ đang mạnh thì có lạy, có van xin, có nhận tội, làm đủ cách theo ý họ, họ vẫn bắt, vẫn hành hạ bạn như thường cho nên chẳng việc gì phải sợ hay ngại họ cả. Cùng lắm thì đi tù nhưng kể cả thế bạn cũng phải làm sao cho họ thấy họ không thắng bạn được vì bạn không sợ họ…
Thực tế cho thấy, nghiệp vụ gieo rắc nỗi sợ và buộc vâng lời trong ngành công an ngày càng trở nên vô hiệu với một số người, nhất là trong độ tuổi còn rất trẻ. Điều này không phải bỗng dưng mà có, mà đó là quá trình cảm xúc sợ hãi lặp đi, lặp lại đến mức chai sạn.
Những ‘người đặc biệt’ vì nhận được sự chăm sóc quá tận tình đi từ trạng thái tâm lý như bồn chồn, thiếu sức sống, lo âu (dysphoria) đến giận dữ (enthrallment), rồi kinh tớm (abjection). Sự chuyển tiếp về mặt tâm lý này đã dẫn đến việc, hầu hết sẽ đi đến sự phản kháng ngầm bên trong, và nó dai dẳng, bền bỉ tới mức tối đa.
Ngoài ra, ở một quốc gia mà hình ảnh chủ thể tượng trưng cho nỗi khiếp sợ của trẻ con, máu đổ của người phụ nữ, và là lực lượng trấn áp để gìn giữ những điều bất công. Điều đó, chưa bao giờ là tốt cả.
Hành vi nêu trên của công an Tp. HCM càng khiến người dân tin rằng, nó không còn dừng ở mức nhiệm vụ của họ, đấy cũng chính hành vi biểu hiện đặc sắc lương tâm của người công an Việt Nam nói riêng và Công an Tp. HCM nói chung.
Và đúng như nhà báo Mạc Việt Hồng chia sẻ trên Facebook cá nhân, bạo lực đến từ nhóm công an Tp. HCM đã tạo ra một tác dụng ngược.
“Người ta nói ‘gieo gió gặt bão’. Một chế độ toàn gieo rắc hận thù, bạo lực thì rồi sẽ gặt cái gì. Dù luôn cổ vũ cho một cuộc cách mạng ôn hòa, nhưng vẫn có những giây phút trong lòng, mình mong muốn có những kẻ phải bị đánh bầm dập như những thằng trộm chó. Một chế độ mà ngay cả những người ôn hòa nhất, lịch lãm nhất cũng ngày càng không muốn dành cho nó sự tử tế.’
- Quảng Cáo -

7 CÁC GÓP Ý

  1. Benh cong san la benh tu ti mac cam benh cua mot thang lun nhung muon moi nguoi cong nhan la minh cao ,benh cua mot thang that hoc nhung muon moi nguoi cong nhan la minh rat sang suot….Benh cua mot thang nha que ,rung ru lai muon moi nguoi cho rang minh rat van minh….Benh nay roi se nang va se di den khung hoang neu khong muon noi ls dien vs se chet som !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here