Niềm tin nào cho tương lai ?

- Quảng Cáo -

Fb. Nguyễn Tiến Trường|

Venezuela vừa cắt bỏ 5 số 0 trên đồng tiền Bolivar. Có nghĩa là một người đang nắm giữ 1 tỷ, sẽ quay về… 10 nghìn đồng. Với chỉ số lạm phát lên đến một triệu phần trăm, quốc gia Nam Mỹ có trữ lượng dầu theo thăm dò lớn nhất thế giới đang trả giá cho chính sách sai lầm của mình. Trả giá khủng khiếp nhất đương nhiên thuộc về nhân dân, khi tài sản tạo lập “bốc hơi”, lũ lượt người dân đang “vượt biên” tìm đường sống.

Ở Việt Nam, gần một năm sau thời điểm Thống đốc NHNN đặt vấn đề huy động 500 tấn vàng trong dân. Bây giờ đến lượt các tổ chức tài chính muốn huy động 60 tỷ USD trong dân. Tôi cho rằng, đây là một điệp vụ bất khả thi. Bởi vì trao vàng, đô cho nhà nước hoặc hệ thống tài chính, nghĩa là đồng hành với niềm tin quốc gia.

Với một cái nhìn trực diện, chỉ số niềm tin quốc gia ở hiện tại là vô cùng bết bát. Với nợ công 3,5 triệu tỷ đồng, trung bình mỗi người dân phải “gánh” 35 triệu đồng, tăng thêm 4 triệu đồng so với 2017. Nợ công chiếm hơn 63% GDP và chắc chắn sẽ còn tăng cao. Và có thể nói, chúng ta đang “ngắt” tương lai của con cháu để ăn dần.

- Quảng Cáo -

Niềm tin quốc gia chưa được cải thiện khi chỉ số minh bạch đứng thứ 108 thế giới, nghĩa là trong top tham nhũng. Đặc biệt, nợ công và tham nhũng là bình thông nhau. Nợ công ấy, dồn tích rất nhiều năm và kênh được đổ vốn vào nhiều nhất chính là các tập đoàn nhà nước, thiên đường của tham nhũng mà cuộc đốt lò ngày hôm nay, có vẻ như chỉ mới làm được một việc là đưa các cá nhân lên đoạn đầu đài. Con số hàng trăm nghìn tỷ không thu hồi lại được.

Điều này thể hiện một sự bất ổn định khác: Chính trị. Những chính sách không nhất quán, thay đổi xoành xoạch. Nhất là “màu sắc nhiệm kỳ” của những người cầm trịch bắt buộc nhân dân phải thích nghi theo từng thời đọan. Không có tính ổn định, nghĩa là tương lai sẽ hỗn mang hơn. Hãy hỏi các doanh nghiệp, đối tượng kiến tạo thặng dư lớn cho xã hội để hiểu yếu tố nhiệm kỳ, sự hà khắc của hành chính đang đè nặng lên họ như thế nào.

Chỉ số niềm tin tương lai có được cải thiện hay không? Để níu giữ tương lai, chúng ta đang sản sinh ra những chính sách thô bạo và con người thô bạo. Hãy nhìn chính sách thuế khóa hà khắc của bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng, chính sách giao thông của bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, chính sách hành xử với môi trường của bộ trưởng Trần Hồng Hà, chính sách nhào nặn con người cho tương lai của bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ… Tôi phải nói thẳng, đó là những chính sách tận diệt nhân dân!

Với một tương lai màu xám như vậy, rất khó để người dân đồng hành với chính phủ. Ngay cả trái phiếu của chính phủ, cũng không có niềm tin của dân thì đừng nghĩ đến vàng và đô la vì họ đang tích lũy cho tương lai của họ, không phụ thuộc vào tiền đồng dự báo sẽ lạm phát khủng khiếp.

Hãy hỏi quan chức có bao nhiêu vàng, đô trong nhà, bao nhiêu tài khoản ở nước ngoài trước khi nhìn vào nhân dân. Nhân dân đang “vượt biên” trong tư tưởng của họ !

- Quảng Cáo -

16 CÁC GÓP Ý

  1. Đất nước này khổ hơn Việt Nam mình nhiều trước Việt Nam 10 kg vàng còn 1 kg đã khô rồi nước nó 10000kg còn lại tôi không biết tình thế nào ai đã trải qua đối tiền năm 85 và về trước nữa mới hiểu còn những ai chưa biết hỏi sẽ biết nhé

  2. Nói cho thực tế cho dù thằng Vẹm trong tương lai có chơi cái trò ” Cắt năm số không ” như thằng Venezuela cũng vẫn không thay đổi được bản chất trao đổi của tiền tệ và nền kinh tế vẫn tiếp tục Lao dốc và Suy thoái.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here