Việt Nam tiến hành Cách mạng 4.0 bằng nội lực nhân quyền 0.4?

Nguyễn Xuân Phúc
- Quảng Cáo -
Ánh Liên (VNTB)
Giám đốc cấp cao Điều phối Toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Minar và bà Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế – , đã bị Hà Nội từ chối cho nhập cảnh khi hai người đến dự sự kiện Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (11-13.9).
Và trong khi các lãnh đạo đặt vấn đề về kinh tế và cuộc cách mạng 4.0, một yếu tố nhân quyền len lỏi xuống hiện trong Hội nghị, bình đẳng giới. Đây cũng là yếu tố nhân quyền hiếm hoi được hầu hết tất cả các nguyên thủ quốc gia khối ASEAN chấp nhận, bởi nó thực sự ‘lành tính’.
Ông Minar Pimple và bà Debbie Stothard

Trong các bài phát biểu của các lãnh đạo trong khối, không có một bài phát biểu này nhấn mạnh tôn trọng quyền con người trong xây dựng cuộc cách mạng 4.0 hay tạo ra sự hội nhập bền vững. Các bài phát biểu, trao đổi Hội nghị cũng diễn ra khi mà các nhà hoạt động Việt Nam, những người đang đòi hỏi các quyền tự do cơ bản về ngôn luận, hội họp và biểu tình đang tiếp tục bị bắt bớ và truy tố.

Một Hội nghị kinh tế, diễn ra tại một đất nước thiếu nhân quyền là một hình mẫu sống động cho một khối ASEAN không nhân quyền, áp dụng ngay cả với Singapore – nơi đang được xem là hình mẫu phát triển.
Việt Nam tự hào coi diễn đàn này là một sự kiện để quảng bá cho chiến lược và tầm nhìn cách mạng 4.0, nhưng có vẻ đây mới chỉ là một sự kiện ngoại giao thuần tuý. Bởi, ngay cả cuộc cách mạng 4.0 và khởi phát của nó, thì cải cách sâu rộng thể chế, trong đó cởi bỏ những ràng buộc o ép trong không gian dân sự là điều cần phải làm. Việt Nam thì ngược lại, dập tắt bất đồng chính kiến và bóp không gian dân sự lại theo ý muốn của mình để thực hiện những ‘quyết tâm chính trị’. Một Hội nghị về kinh tế, có sự tham gia của ông TBT Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu ĐCSVN, tổ chức ra quyết định cấm đảng viên bàn về tam quyền phân lập và xã hội dân sự. Trong khi người đứng đầu Chính phủ lại hồ hởi ca ngợi hình mẫu Singapore (một nước có tam quyền phân lập).
Điều này là hệ nguyên của tính hình thức trong góc nhìn… cách mạng 4.0.
Đặt vấn đề là, với chủ đề hiếm hoi là ‘bình đẳng giới’, nhưng hiệu quả nó được đánh giá là tạo ra lợi thế ‘cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp’. Vậy nếu thực hiện cam kết nhân quyền, qua các công ước mà Việt Nam đã ký, thì đó có phải là tạo nên giá trị nền tảng cơ sở của cách mạng 4.0?
Chắc chắn có, vì sao? Bởi trong khi Hà Nội và các nước trong khối ASEAN tề tựu trong Hội nghị, thì một báo cáo mới nhất của World Bank, cho biết Việt Nam lọt top 11 nước có tỷ lệ dân số sống dưới mức 5,5$/ngày (tỷ lệ 35.4%), danh sách này bao gồm: Nigeria: 92.1% India: 86.8% Ethiopia: 84.7% Bangladesh: 84.5% Pakistan: 79.5% Indonesia: 62.3%; Ai Cập: 61.9%; Nam Phi: 57.1%; Việt Nam: 35.4%; Mexico: 34.8%; Trung Quốc: 31.5%.
Nhìn vào danh sách trên có thể thấy ngay cả Trung Quốc, nền kinh tế mệnh danh số 2 thế giới cũng có một tỷ lệ không kém cạnh Việt Nam – 31.5%. Sự bất bình đẳng trong xã hội, hay sự phân hóa giàu nghèo cực mạnh diễn ra tại Trung Quốc chính là hệ quả của không gian dân sự không được thúc đẩy, bởi khi nền kinh tế nóng lên, một tòa cao ốc mọc lên đồng nghĩa với việc hàng trăm, hàng ngàn người dân rơi vào cảnh thiếu tư liệu sản xuất, buộc phải di cư lên thành thị, số khác trở thành… dân oan. Hiện trạng ‘cướp đất’ diễn ra đặc biệt nghiêm trọng khi quyền chính trị – dân sự người dân bị kìm hãm, và tư bản thân hữu lên ngôi.
Chính 31.5 và sự vi phạm nhân quyền cũng đã khiến sự phát triển của Trung Quốc bao giờ cũng gắn liền với chữ ‘nóng’ thay vì hai chữ ‘bền vững’. Và chính yếu tố con người không được tôn trong, đã tạo nên một nền kinh tế lớn nhưng yếu ớt khi đối diện với Hoa Kỳ.
Việt Nam liệu có học được bài học nhãn tiền này?
Trong bài trả lời phỏng vấn với hãng Bloomberg trước thềm Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Việt Nam buộc tồn tại trong cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ, và ông cũng cho biết thêm, nền kinh tế Việt Nam đặc biệt nhạy cảm trước sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. ‘Điều quan trọng đối với Việt Nam là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao mức sống người dân’. Ông đề cập đến ‘một Việt Nam tự cường […] dựa vào sức mạnh nội tại của chúng tôi để duy trì đà và tăng trưởng […] một cách đi, một cách làm mới’. Nhưng người viết lại đang nghĩ về nội lực để làm nên tính tự cường đó là gì, nếu như không mở rộng các quyền tự do căn bản con người? Nội lực đó là gì khi mà vừa qua, các chủ trương – chính sách liên tục bị người dân phản đối những tiếp tục được triển khai, một số lùi lại để điều chỉnh, nhưng đồng thời cũng gia tăng bắt bớ những người tham gia sự phản đối chủ trương – chính sách?
Điều buồn cười là, khi Thủ tướng Việt Nam và các quốc gia lân cận nói về cuộc cách mạng 4.0, thì nhà tù Hà Nội vẫn đang giam một người tiên phong lẫn có tầm nhìn rất lớn về công nghệ trong thời đại Internet từ giai đoạn mà làn sóng WWW mới chập chững vào Việt Nam: Trần Huỳnh Duy Thức. Và đây chính là giam quyền con người, giam luật pháp, giam cả tư duy tự do. Vậy Việt Nam sẽ tiến hành cách mạng 4.0 như thế nào?
Bằng 0.4 nhân quyền (bình đẳng giới) chưa bao giờ là đủ./.
- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here