Nhất thể hóa

- Quảng Cáo -

Fb. Nguyễn Việt Nam|

Nhất thể hóa ở góc nhìn của Nam

Nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư/bí thư kiêm Chủ tịch nước/chủ tịch địa phương là một vấn đề nan giải và đầy hệ lụy. Nó đòi hỏi cao về mặt trình độ nhân sự và kiểm soát quyền lực. Câu chuyện này ta cần phân tích nó lợi và hại như thế nào đối với quốc gia. Hãy cùng Nam đi đến một số phân tích sau đây:

1) Kiểm soát quyền lực:

Việc ở nước ngoài có chức danh tổng thống kiêm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ từ điều hành chính phủ, đối ngoại, quản lý nhà nước, quân sự..Nhưng quyền lực được kiểm soát rõ ràng và được giám sát chéo bởi họ có chế độ đa nguyên, đa đảng và các cơ quan pháp luật. Ông không thể độc tài được. Còn nếu ở nước ta mà hợp nhất hai chức danh kia thì việc điều hành đảng với điều hành đất nước sẽ bị gộp lại làm một. Nhìn thì nó có vẻ không nhiều quyền lực, nhiệm vụ hơn Tổng Thống nhưng với đặc thù chính trị ở Việt Nam thì lại hoàn toàn khác:

- Quảng Cáo -

+) Bản chất của chế độ cộng sản vốn dĩ đã là độc tài. Cũng có tam quyền: Hiến pháp, lập pháp và hành pháp. Nhưng tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hầu hết nhân sự trong ba cơ quan này đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này ta thấy sự độc đoán, chuyên quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là rất lớn. Nó không hề có kiểm soát chéo dẫn đến không có công bằng, minh bạch.

Trước giờ các phương hướng, kế hoạch phát triển đất nước đều theo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Bộ Chính trị. Nghiễm nhiên Chính Phủ, Quốc Hội đều phải theo và chỉ là có làm vì mà thôi hay gọi cách khác đó là bù nhìn và không có lập trường, quyết định chính trị riêng cho từng cơ quan. Đều nhất quán theo chủ trương, đường lối của Đảng mà. Vậy ta đã đủ thấy là sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào rồi.

+) Nếu hợp nhất hai chức danh kia lại thì chuyển từ độc tài tập thể (tức là độc tài đảng trị) sang độc tài cá nhân. Người giữ chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước sẽ vừa điều hành đảng và điều hành luôn cả đất nước. Vậy thì khác gì vua. Lại còn kiêm thêm cái chức vụ Bí thư quân ủy trung ương và Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng nữa thì trời đất trong tay cả. Ai giám sát, ai dám phản đối, ai dám can thiệp? Điều này không chỉ là độc tài chính trị mà còn nguy hại rất lớn cho quốc gia. Nguy hại thế nào ta đi đến phần tiếp theo:

2) Nhân sự:

Để kiêm nhiệm và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của hai chức danh này đòi hỏi một dàn nhân sự rất ưu tú, tài năng, toàn diện trong mọi mặt. Từ quản lý đảng, đối ngoại, kiến thức, trình độ quản lý nhà nước…và còn kiêm luôn cả kiến thức về kinh tế và bên quốc hội vì là người phê duyệt chủ trương, đường lối mà. Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội chỉ là con robot làm theo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Với trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ nặng nề như vậy thì nhân sự hiện này có đủ khả năng để nắm giữ quyền lực này không? Xin thưa là không.

Chúng ta chẳng lạ gì trình độ, bằng cấp hay đầu óc lưu manh, manh mún, chộp giật của hàng ngũ lãnh đạo cộng sản cả. Bằng mua, học hộ, khai man trình độ, tầm nhìn hạn chế, đi sau thời đại và luẩn quẩn trong cái vòng kìm hãm, ngu dân để trị. Nói đơn cử như anh Trọng, trong đầu chẳng có gì ngoài mớ kinh ảo Marx- Le và thủ đoạn chính trị do bên Tàu chỉ đạo. Vậy thì liệu có đảm đương nổi những nhiệm vụ đó không? Không. Tấm gương bên Tàu còn đó:

3) Gương hậu quả nhãn tiền:

Đảng cộng sản vốn đã độc tài. Tập Cận Bình sau khi thống nhất hai ngai lại còn độc tài hơn. Ghi luôn tên mình và tư tưởng của cá nhân và hiến pháp để điều hành một đất nước. Và hậu quả các chiến lược của ông ta đã phải trả giá. Từ việc lập chiến dịch một vành đai, một con đường, kế hoạch 2025, xâm lược mềm bằng việc cho vay đầu tư, hay điều hành kinh tế kiểu ăn cắp, gian manh. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến Tàu phải trả giá rất nặng nề.

Nguyên nhân là độc tài thì chỉ đưa ra các chiến lược độc tài mà thôi. Có ai dám đảm bảo rằng bên Việt Nam làm theo đường lối của Tàu mà không có chuyện độc tài và các chiến lược độc tài không được đưa ra hay không? Và chiến lược độc tài không ảnh hưởng đến nhân dân, đất nước hay không? Có quá đi chứ. Gương Tàu đó. Dân Tàu phải chịu những gì, nước Tàu chịu những gì ta nhìn rõ cả mà.

4) Cái lợi là giảm nhân lực, chi phí, cồng kềnh bộ máy là đúng. Nhưng nó chỉ là cái vỏ, tấm bình phong cho độc tôn quyền lực. Nó chỉ đưa đất nước càng lún sâu vào thảm họa cộng sản mà thôi. Sẽ chỉ có đau thương, bóp nghẹt dành cho nhân dân mà thôi. Sẽ chỉ có những áp bức, bóc lột, lầm than hơn cho nhân dân mà thôi.

Quyền lực thống trị được nâng cao và cụ thể hơn thì nhân dân, đất nước sẽ chỉ có một lựa chọn bất khả kháng đó là cúi đầu chịu bóc lột. Nhân quyền, tự do cơ bản như thế giới sẽ chẳng còn đâu

Kết:

Việc nhất thể hóa này lợi bất cập hại. Lợi thì ít mà hại thì nhiều và lâu dài. Chúng ta cũng chẳng thể chống lại được ý định của họ vì hiện tại họ đang độc tài mà. Họ không nghe chúng ta đâu. Chỉ có một cách giải quyết chuyện này đó là: Lật đổ chế độ độc tài này, đưa đất nước đến đa nguyên, đa đảng. Đây mới là con đường cứu vớt dân tộc và phát triển đất nước. Chỉ có như vậy nước mới giàu mạnh, nhân dân mới được ấm no, tự do và hạnh phúc./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here