Kẻ nào đạo diễn vụ ‘đổi 100 USD phạt 90 triệu đồng’?

Anh thợ điện Nguyễn Cà Rê bị chính quyền Cần Thơ 'bóp cổ' đến 90 triệu đồng chỉ vì mang đổi tờ 100 USD
- Quảng Cáo -

Minh Quân (VNTB) – Có một cái gì đó không bình thường, rất không bình thường trong vụ chính quyền thành phố Cần Thơ thình lình ‘đánh úp’ công dân Nguyễn Cà Rê khi ông này vào tiệm vàng chỉ để đổi tờ 100 USD do người thân của ông tặng.

***

Anh thợ điện Nguyễn Cà Rê bị chính quyền Cần Thơ ‘bóp cổ’ đến 90 triệu đồng chỉ vì mang đổi tờ 100 USD

Bởi cho dù chỉ là một vụ bắt bớ hành chính thuộc tầm vi mô, nhưng vụ này lại xảy ra trong một bối cảnh có quá nhiều khó khăn kinh tế thuộc thượng tầng vĩ mô mà không thể tránh khỏi những suy luận rằng vụ bắt phạt công dân Rê là một hành động có chủ ý, thậm chí có thể được chỉ đạo từ… cấp trung ương.

- Quảng Cáo -

Vụ tập kích trên xảy ra trong bối cảnh Quốc hội dang bước vào một kỳ họp không chỉ chuyên tâm phục vụ cho việc bầu bán ‘hoàng đế Nguyễn Phú Trọng’, mà còn sốt vó lên bởi chuyện cơm áo gạo tiền cùng cái túi thủng trong ngân sách nhà nước và ngân sách đảng, đặc biệt là thủng đáy về nợ công và nợ nước ngoài.

Thêm một lần nữa, nhưng lần này đậm đà và sâu ngọt hơn, Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội đã phải thừa nhận nợ nước ngoài lên đến gần 50% GDP, tức vào khoảng 105 tỷ USD. Bất chấp nhiều báo cáo tô hồng thành tích của Bộ Tài chính và Chính phủ, ủy ban này vẫn phải một lần nữa đặt dấu hỏi về việc cần làm rõ tại sao trong thời gian gần đây giá trị vay nợ nước ngoài tăng nhanh chỉ để trả nợ gốc cho nước ngoài.

Vào năm 2015 – năm cuối cùng tại vị trước khi ‘trở về làm người tử tế’, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng chính phủ của ông ta đã phải trả một khoản nợ nước ngoài kỷ lục lên đến 20 tỷ USD. Những sau năm sau vào thời ‘đổ vỏ’ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, con số trả nợ nước ngoài hàng năm tuy có dịu xuống, nhưng vẫn luôn vượt trên 10 tỷ USD/năm. Còn đến năm 2018 và vài năm sau đó, số trả nợ gốc lẫn lãi cho nước ngoài hàng năm có thể vọt lên 15 – 16 tỷ USD.

Một lần nữa, Ngân hàng nhà nước có thể đã phải tính đến kế vét đô bằng cách ép dân phải bán USD cho ngân hàng chứ không được giao dịch trên thị trường tự do, để sau đó các ngân hàng phải bán lại USD cho Ngân hàng nhà nước theo ‘giá nội bộ’.

Cú bắt và phạt công dân Nguyễn Cà Rê ở Cần Thơ có thể là phát súng thăm dò, để nếu thuận lợi mà không bị một xã hội ‘cừu’ phản ứng nhiều thì sẽ mở màn cho chiến dịch ép buộc người dân phải bán đô cho ngân hàng như thế.

Tuy nhiên, giao dịch USD và các ngoại tệ mạnh khác trên thị trường tự do đã trở thành một thói quen, thậm chí là một tập quán từ nhiều năm qua. Bất chấp nghị định 96 của chính phủ về quy định phải giao dịch USD qua hệ thống ngân hàng, chính những nhóm lợi ích chính sách của các cơ quan nhà nước đã móc ngoặc với các nhóm lợi ích kinh doanh ngoại tệ của tư nhân để chọc trời khuấy nước thị trường ngoại tệ mạnh từ rất nhiều năm qua, tạo nên những sóng đầu cơ lên xuống của USD nhằm trục lợi. Chính vì thế, một chủ trương ép dân phải bán ngoại tệ cho ngân hàng chỉ có thể đánh vào những tiệm vàng và những nhóm buôn bán ngoại tệ nhỏ lẻ chứ không thể đánh vào những tập đoàn cá mập đang nắm quyền thao túng giá ngoại tệ và lượng giao dịch ngoại tệ.

Cú tập kích công dân Nguyễn Cà Rê ở Cần Thơ rất có thể mang hàm ý dằn mặt để dân sợ mà không dám mua bán USD ngoài thị trường tự do và phải vội vàng mang USD đến bán cho ngân hàng, làm giàu hơn cho Quỹ dự trữ ngoại hối để có tiền trả nợ cho nước ngoài và tiêu xài cho một chế độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here