Từ sự kiện GS. Chu Hảo nghĩ về những trí thức im lặng

GS Mạc Văn Trang (trái) và Nhà văn Nguyên Ngọc công khai tuyên bố từ bỏ đảng CSVN ngay sau khi báo chí loan tin GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật.
- Quảng Cáo -
Nguyễn Trang Nhung – RFA

Ba ngày trước, khi lướt news feed trên Facebook và bắt gặp fanpage của Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Sáng kiến OpenEdu, Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL, Trưởng Ban Tổ Chức Giải Thưởng Sách Hay thường niên, Ủy viên Hội đồng Điều hành Hội Giáo dục So sánh Châu Á[1] – tôi thử vào fanpage của ông để xem liệu ông có nói gì về sự kiện GS. Chu Hảo hay không.

Câu trả lời, đáng tiếc, là tôi không thấy. Ông cũng vắng mặt trong danh sách những người đồng ký tên cho thư ngỏ của một số trí thức, nguyên là thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), ủng hộ GS. Chu Hảo và phê phán Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, cơ quan đã đề nghị kỷ luật GS. Chu Hảo.[2] Tôi tự hỏi tác giả của ‘Đúng việc’ – một cuốn sách rất hay về làm việc, làm dân và làm người – có cho rằng lên tiếng trong sự kiện GS. Chu Hảo là một việc đúng hay không?

Sau một lúc không lâu, tôi chợt nghĩ đến GS. Ngô Bảo Châu, người đã giành được giải thưởng Fields và nhiều giải thưởng cao quý khác, là niềm tự hào của giới trí thức Việt Nam, rồi lại tự hỏi ông nghĩ gì về sự kiện GS. Chu Hảo và có nói gì hay không. Tôi nghĩ hẳn là không, vì nếu có thì cộng đồng mạng đã lan truyền rất nhanh chóng và rộng rãi tiếng nói của ông như đã làm vậy trong một số vụ việc trước. Thư ngỏ kể trên cũng không có tên ông.

Tôi có lý do gì để đặt các câu hỏi về họ như thế? Đơn giản thôi. Họ là những người có uy tín rộng rãi trong xã hội cho mỗi lời hay họ nói. Họ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội cho mỗi việc đúng họ làm. Vì vậy, họ có trách nhiệm lên tiếng (chưa kể hành động) cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Hơn nữa, họ là những trí thức – ít ra là đa số mọi người thừa nhận như vậy – thì càng có bổn phận lên tiếng trước các nhiễu nhương của xã hội. Ngoài ra, sự kiện GS. Chu Hảo nhằm thẳng vào giới trí thức, nên đây là dịp rất thích hợp để họ lên tiếng.

- Quảng Cáo -

Có người nói họ có quyền im lặng, và chỉ có họ mới thấy cần lên tiếng hay không. Tất nhiên là họ có quyền im lặng, nhưng như vậy không có nghĩa là họ nên im lặng. Đây không phải là vấn đề họ có quyền gì, mà là vấn đề họ nên làm gì. Một người có thể bị phê phán không chỉ vì đã làm gì sai, mà còn vì đã không làm gì trong khi lẽ ra phải làm.

Nếu chỉ số ít không lên tiếng thì chưa sao. Nhưng rất nhiều người như thế không lên tiếng thì họ đang nghĩ gì vậy?

Họ là những người có uy tín, nếu không dùng uy tín của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?

Họ là những người có ảnh hưởng, nếu không dùng ảnh hưởng của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?

Họ là những trí thức, nếu không dùng trí tuệ và bản lĩnh của mình để lên tiếng thì để cho ai?

Liệu có vô can quá không khi chọn im lặng?

Liệu có thận trọng quá không khi chọn im lặng?

Liệu có khôn ngoan quá không khi chọn im lặng?

Và nếu họ thấy có lý do mạnh mẽ để im lặng thì lý do của những người thấy họ phải lên tiếng còn mạnh mẽ hơn.

Tôi không cho rằng mình đã hẹp hòi hay thiển cận khi đặt câu hỏi rằng nguyên nhân gì khiến họ chọn im lặng. Thậm chí, tôi cho rằng không chỉ riêng tôi, mà tất cả chúng ta nên đặt câu hỏi như thế, để tạo áp lực cho những người được cho là trí thức phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối với xã hội.

Nếu xã hội có ít nhiễu nhương, chẳng mấy ai phải nhắc tới vai trò của trí thức. Còn khi xã hội có nhiều thứ ấy, trí thức sẽ luôn phải đòi hỏi chính mình, và phải được đòi hỏi bởi các thành phần khác, để họ làm đúng bổn phận mà xã hội đã đặt lên vai họ một cách tự nhiên. Nếu khác đi, trí thức sẽ không còn là trí thức nữa.

Để kết bài, tôi xin để lại đây một bài thơ ngắn của môt người trẻ không nổi danh[3], một người tuy không có ảnh hưởng tới xã hội như Giản Tư Trung, Ngô Bảo Châu hay rất nhiều trí thức nổi danh khác nhưng đã chọn lên tiếng thay vì im lặng, mà cụ thể là bày tỏ sự ủng hộ GS. Chu Hảo. Bài thơ thể hiện tinh thần của trí thức, mà những trí thức im lặng hãy lấy đó làm gương để thể hiện lập trường.

“Nếu phải chọn ánh sáng và bóng tối
Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian
Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang
Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất.”

Chú thích:

[1] Fanpage của Giản Tư Trung
https://www.facebook.com/tacgiaGianTuTrung

[2] Thư ngỏ ủng hộ GS. Chu Hảo – Đợt 2 (155 người ký)
https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/thu-ngo.html

[3] Nguồn bài thơ
https://www.facebook.com/duc.t.nguyen.961/posts/10156627832912226

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Bồi

    “Bồi phòng” “bồi bếp” “bồi bàn”
    Cả ba phục vụ khách hàng vào ra
    Tuy không giàu có kiêu sa
    Làm nghề tử tế cả ba đàng hoàng

    Nghề viết theo đơn đặt hàng
    “Văn nô” “bồi bút” tồi tàn đáng khinh
    Lũ nầy mọi rợ súc sinh
    Bưng bô bợ đít Ba Đình Việt gian

    Văn nô liếm gót ngoại bang
    Tố Hữu Xuân Diệu – moi gan mới vừa
    Những tên bồi bút “Bồn lừa”*
    Còn thua “trí thức chồn lùi” “bồi Tây”

    Mai đây dân sẽ phanh thây!

    Nông Dân Nam Bộ

    (*) Tên cuốn tiểu thuyết của Duyên Anh.

  2. Có một loại văn hóa đang hủy hoại dân tộc Việt Nam

    Chuyện dài thế kỷ nước mình
    Chuyện dài bè lũ Ba Đình súc sinh
    Chuyện dài ta bị rẻ khinh
    Chuyện dài ta vẫn làm thinh ngu khờ

    Chuyện dài đờ mờ cờ sờ
    Ngày mai mất nước hững hờ như không
    Chuyện dài hoang tưởng viễn vông
    Chuyện dài cộng sản công nông dối lừa

    Đói nghèo lạc hậu cũng vừa
    Vừa ngu vừa dốt lại vừa dối gian
    Tận cùng địa ngục lầm than
    Hèn hạ nhục nhã tham lam biếng lười

    Ta Không Xứng Đáng Làm Người
    Lại Càng Không Đáng Làm Người Việt Nam
    Làm người nguyên thủy hồng hoang
    Ăn lông – ở lỗ – dã man – bạo tàn!

    Nông Dân Nam Bộ

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here