Năm 2019 sẽ là “canh bạc” kinh tế của Việt Nam

- Quảng Cáo -

Nguyễn Việt Nam|

Bàn chơi kinh tế vĩ mô 2019

Thành tích luôn là điều mà đảng cộng sản yêu thích. Chỉ cần thành tích còn cái khác không cần, miễn sao có những con số đẹp. Và chính vì vậy, con số tăng trưởng GDP trên 7% cho năm 2019 là mục tiêu mà chính phủ của anh Phúc đang theo đuổi dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Năm 2018 họ đã đánh đổi những gì để đạt được con số tăng trưởng GDP 7,08% thì chúng ta đã phân tích quá rõ rồi. Vậy năm 2019 họ sẽ làm gì để tiếp tục duy trì đà tăng trường để lấy thành tích?

Đầu tiên chúng ta xét về bối cảnh thế giới và đối ngoại.

- Quảng Cáo -

Trọng tâm của thế giới đang đổ dồn vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và giới chuyên gia nhận định cùng với thực tế là cuộc chiến này sẽ còn leo thang căng thẳng và kéo dài. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc đang tìm đường để né thuế bằng cách di chuyển sản xuất sang những nước như Việt Nam. Và các công ty FDI đang đóng ở Trung Quốc cũng đã, đang và sẽ tìm đường tháo chạy. Nhưng bên Việt Nam lại cho đó là cơ hội và mở cửa đón nhận dòng vốn “thiếu ổn định” này. Tại vì sao nói FDI thiếu ổn định là vì họ đến vì lợi nhuận, lợi ích và ra đi vì bất ổn. Và chắc chắn anh Phúc sẽ cho vào hết mà không chọn lựa, sàng lọc và bất chấp hậu quả mà dòng vốn này mang lại để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Đối ngoại: Việt Nam đã tham gia hơn khoảng 26 FTA (hiệp định thương mại tự do), mới nhất là CPTPP. Bên chính phủ của anh Phúc nói rằng tham gia để mở rộng thị trường xuất khẩu, cái này đúng. Tuy nhiên chính vì tham gia FTA mà chúng ta cũng phải đánh đổi thị trường trong nước và hàng hóa của chúng ta cũng bị cạnh tranh khốc liệt hơn ở trường quốc tế khi các hàng rao thuế quan bị tháo gỡ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội lực kinh tế quốc gia bởi vì năng lực cạnh tranh chính trong nội địa của chúng ta cũng rất kém. Dù chúng ta có nâng cao năng lực cạnh tranh hết sức đi nữa thì vẫn cứ thua bởi vì chúng ta thua họ về chất lượng, kỹ thuật nhưng thắng về giá rẻ. Và chính cái giá rẻ này làm cho thu nhập của người sản xuất không có sự đột phá.

Các nguy cơ tiêu cực: có hai nguy cơ chính cản lực tăng trưởng đó là thị trường Trung Quốc và phòng vệ thương mại.

+) Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường lớn của Việt Nam. Năm 2019 sẽ là năm Trung Quốc siết chặt nhập khẩu đối với Việt Nam. Cụ thể là mặt hàng nông sản các loại , thuế nhập khẩu sẽ tăng mạnh và điều kiện nhập khẩu sẽ được siết chặt. Dẫn đến hàng hóa của chúng ta khó vào thị trường này hơn. Họ không hề có nhượng bộ dù bên chính phủ của anh Phúc vẫn thả cửa để hàng hóa Trung Quốc tràn vào.

+) Thuế phòng vệ thương mại: Khi phá bỏ rào cản thuế nhập khẩu thì biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, trợ cấp thương mại sẽ được áp dụng để bảo vệ kinh tế các nước thành viên trong các FTA. Các quốc gia khác đang nâng cao cảnh giác với nguồn gốc hàng hóa của Việt Nam vì vấn đề hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam để né thuế. Nhất là năm 2019 là năm Việt Nam bước vào một FTA có quy mô lớn là CPTPP. Trung Quốc lại đang dính vào chiến tranh thương mại. Nên CPTPP và ASEAN sẽ là hai miếng mồi béo bở để làm con đường xuất khẩu cho họ. Và dĩ nhiên chẳng ai khác ngoài Việt Nam sẽ là nước họ chọn để “rửa hàng”. Sẽ có nhiều chiêu trò để họ lách luật truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhất là qua các khu công nghiệp ở biên giới Việt-Trung. Bên lãnh đạo Việt Nam nếu lỏng tay hoặc cố tình gật đầu rửa hàng cho họ là chết. Bởi vì thường thì các quốc gia phòng vệ thương mại sẽ đánh thuế luôn các mặt hàng cùng loại của Việt Nam dính nghi vấn nguồn gốc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu và sản xuất.

Nhìn tình hình trên chúng ta thấy rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì Việt Nam phải chủ động ứng phó với hoàn cảnh quốc tế và vượt qua các rào cản thương mại. Cái này có vẻ không dễ đâu. Nhất là việc xuất khẩu tài nguyên thô đã giám sút năm 2018, lý do là cạn kiệt. Vậy thì động lực tăng trưởng không còn gì ngoài phụ thuộc vào FDI. Để có được con số trên 7% cho năm 2019 thì không còn cách nào khác ngoài việc tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI bằng cách tiếp tục nới lỏng thể chế, thả cửa cho họ vào và tạo nhiều điều kiện xuất nhập khẩu cho họ để họ tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Và tăng trưởng ngày càng phụ thuộc vào khu vực FDI; tăng trưởng tín dụng và cung tiền vẫn ở mức cao, kéo dài, tiềm ẩn rủi ro về nợ quốc gia và mất ổn định kinh tế vĩ mô; độ mở tài chính quốc gia cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế; tỷ lệ nợ công và nghĩa vụ trả nợ lớn. Thêm vào đó là đẩy mạnh sản xuất ở khối trong nước nhưng có vẻ khó vì áp lực cạnh tranh ngày càng tăng. Còn vấn đề quốc gia khởi nghiệp hay nới lỏng thể chế cho kinh doanh, sản xuất thì vẫn chưa có kết quả rõ rệt và khả quan. Báo chí thời gian qua đã nhận định rằng việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh vẫn chưa đi vào thực tiễn và chưa có sức ảnh hưởng nhiêu doanh nghiệp vẫn còn kêu ca lắm.

Hệ lụy của FDI mang lại cho Việt Nam thì chúng ta cũng đã nói quá rõ rồi. Và lợi ích từ FDI mang lại cũng đã quá rõ. Họ khôn hơn ta. Không có thằng điên nào mang chuông đi đánh xứ người mà cho người nhiều lợi ích để nhận lại ít lợi ích hơn đâu. Nhưng cuối cùng chính phủ của anh Phúc phải tính đến một điều dài hạn rằng: Đó là nâng cao nội lực khối kinh tế trong nước, tăng tính chủ động kinh tế, giảm bớt phụ thuộc vào dòng vốn FDI đi. Các anh đừng hi vọng sẽ ăn cắp được công nghệ của FDI đâu nhé. Nên khi có biến nhẹ thôi, họ mà rút đi thì vui lắm đấy. Hổ giấy như Trung Quốc mà mới qua vài đợt thuế đã vỡ hết mồm rồi.

Xem ra năm 2019 sẽ là năm đầy căng thẳng với kinh tế Việt Nam như: cạnh tranh dẫn đến tăng nguy cơ phá sản, càng phụ thuộc sâu vào FDI, dính án phòng vệ thương mại, các hệ lụy FDI mang lại, hay các vấn đề nghiêm trọng từ thị trường Trung Quốc cùng với hệ lụy xấu từ các dòng vốn đầu tư của họ. Con số trên 7% Nam nghĩ là sẽ đạt được nhưng nguy cơ, rủi ro và hậu quả là rất khó lường và nặng nề. Ta có thể tóm gọn năm 2019 sẽ là “canh bạc” kinh tế của Việt Nam./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here