Biển Đông: Đừng mong đợi vào DOC

- Quảng Cáo -

Nguyễn Việt Nam|

DOC là gì?

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Phạm Bình Minh, phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phỏng vấn về vấn đề Biển Đông ngày 15/1/2019 với nội dung đại loại là DOC không phát huy vai trò giữ nguyên hiện trạng Biển Đông. Hiện tượng bồi đắp, mở rộng đảo đá, quân sự hóa vẫn gia tăng…Nhưng có phần anh Minh không dám nhắc là nước nào bồi đắp, mở rộng, quân sự hóa mà chỉ nêu ra thế thôi (phỏng vấn ở bên dưới link báo).

- Quảng Cáo -

Vấn đề là Việt Nam và ASEAN không thể cứ mãi theo đuổi DOC trong khi Trung Quốc không tuân thủ, tôn trọng cam kết này và cũng không muốn DOC đi vào chính thức mà Trung Quốc vẫn đang kéo dài thời gian thương lượng để tăng cường bồi đắp, mở rộng, quân sự hóa vùng biển này nhằm đạt được mục đích độc bá của mình. Tất nhiên nếu để thương lượng đạt đươc kết quả cuối cùng thì Trung Quốc sẽ đưa ra các điều khoản thỏa thuận rất khó chịu và có lợi cho họ rất nhiều.

Cái quan trọng là Trung Quốc lại chi phối, thao túng ASEAN bằng kinh tế thông qua ACFTA (Hiệp định thương mại tự do ASEAN -Trung Quốc). Trung Quốc cũng dùng ACFTA gây sức ép ngoại giao, kinh tế với các nước thành viên. Thêm vào đó nữa là một số nước thành viên của ASEAN đang dính vào bẫy nợ, phụ thuộc chính trị cũng như lãnh đạo một số nước này đang bị Trung Quốc mua chuộc, nắm thóp. Điều này cũng dẫn đến khó khăn trong việc thương lượng DOC. Và phần thiệt thòi sẽ thuộc về các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Rõ ràng vùng Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta. Nhưng do phụ thuộc về chính trị, kinh tế nên nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay không hề có những động thái hay biện pháp cứng rắn nào đối với Trung Quốc. Mà chỉ là vin vào DOC, luật biển 1982 để bao biện cho cái hèn nhược, nô bộc của mình mà thôi. Còn để mặc Trung Quốc hoành hành bồi đắp, mở rộng, quân sự hóa biển đảo của chúng ta cũng như đâm tàu, giết dân của chúng ta. Họ không dám phản kháng, không dám gọi tên kẻ thù cũng như giấu nhẹm hay bóp méo sự thật về nhiều vụ va chạm trên biển.

Chúng ta đều biết rằng để phân định vùng biển này không phải là khó. Bên Việt Nam có đủ bằng chứng để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng bên Việt Nam không mặn mà với việc kiện tụng này (chỉ làm cho có lệ rồi đi vào quên lãng). Việc chọn đồng minh đối trọng để giải quyết tự do hàng hải trên vùng biển này cũng không khó. Quan trọng là Việt Nam có dám hay không, có tỏ rõ thái độ ai là bạn, ai là thù hay không mà thôi. Vì nếu theo Mỹ và đồng minh thì mất đảng, mất chế độ. Còn theo Trung Quốc thì chấp nhận mất biển đảo, lãnh thổ. Mà vấn đề không đơn giản là biển đảo mà còn ngày càng lún sâu vào vòng phụ thuộc toàn diện vào Trung Quốc hay nói cách khác là mất nước. Tất nhiên đảng cộng sản Việt Nam thà mất nước chứ không chịu mất đảng, mất chế độ.

Nhìn trên đó chúng ta thấy rõ ràng rằng nếu ở Việt Nam còn đảng cộng sản lãnh đạo, còn chế độ này thì Biển Đông không bao giờ có tiến triển tích cực, không bao giờ lấy lại được biển đảo mà chỉ có mất thêm và dần dần đến mất cả nước mà thôi. DOC chẳng có nghĩa lý gì cả. Muốn lấy lại được biển đảo đã mất thì chỉ có thay đổi chế độ, chọn lại đồng minh và phải phân định bờ cõi bằng súng đạn.

Một cm vuông giang sơn cha ông để lại đều là thiêng liêng chứ không phải là chỗ toàn cứt chim như tay gì lãnh đạo cộng sản Việt Nam nói đâu. Cha ông ta mấy ngàn năm nay không tiếc xương máu để bảo vệ, mở rộng bờ cõi. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta yêu hòa bình, không muốn chiến tranh mà đòi lại, giữ được giang sơn thiêng liêng. Chúng ta càng né tránh thì càng trở nên hèn nhát và nhu nhược. Và cứ thế là mất nước hoàn toàn./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here