Công khai hóa và tuyên truyền qua vụ Nguyễn Phú Trọng đột quỵ (1)

Nguyễn Phú Trọng đến thăm Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang, chiều n.gày 13.4. Tận cùng bên phải là Nguyễn Thanh Nghị
- Quảng Cáo -

Nguyễn Vũ Bình – RFA

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (*)

Trong vòng hơn một tuần qua, mạng xã hội và dư luận Việt Nam đã xôn xao với tin đồn về việc đột quỵ (có cấp cứu) của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước trong chuyến công tác đến Kiên Giang ngày 14/4 vừa qua. Trong khi đảng và nhà nước không hề có một thông báo, thông tin nào về vụ việc này thì mạng xã hội và dư luận liên tục đưa ra các thông tin xung quanh vụ việc. Đã có rất nhiều tin đồn liên quan đến vụ việc, thậm chí cả những giả thiết về nguyên nhân cũng được đưa ra. Sở dĩ có nhiều tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng qua vụ đột quỵ vì gần đây có 3-4 nhân vật lãnh đạo cao cấp bị mắc bệnh đột ngột, một vài người đã tử vong. Thêm nữa, ông Nguyễn Phú Trọng là chủ xướng công cuộc “đốt lò”, lại đi công tác tới tỉnh Kiên Giang, quê hương ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bí thư tỉnh ủy Kiên Giang lại là Nguyễn Thanh Nghị, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều lời đồn đoán, công việc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có đích nhắm cuối cùng là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên sự đồn đoán càng được đẩy lên tới mức ly kỳ.

Có một thắc mắc, không chỉ vụ việc đột quỵ này của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không có các thông báo, thông tin về tình hình sức khỏe của các lãnh đạo cao cấp khi có sự cố xảy ra? Thậm chí kể cả có những đồn đoán, thêu dệt bất lợi cho nhà cầm quyền xung quanh những vụ việc như vậy. Nhu cầu cần biết về tình hình sức khỏe lãnh đạo đất nước của người dân là nhu cầu hoàn toàn cần thiết và chính đáng, tại sao nhà cầm quyền lại im lặng? Vấn đề này liên quan đến việc tuyên truyền của đảng cộng sản và các nhà nước cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc tuyên truyền trong những vụ tương tự đã có từ khi nhà nước cộng sản ra đời, nay đang bị sức ép, thử thách rất lớn về công khai hóa của dư luận và mạng xã hội. Chúng ta cùng nghiên cứu và phân tích về vấn đề này. Nhưng trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thông tin (đáng tin cậy nhất) về vụ việc vừa xảy ra với ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

- Quảng Cáo -

 1/ Diễn biến vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước

Theo blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, hiện đang cư ngụ tại Cộng hòa Liên bang Đức, người đã có nhiều thông tin khá chính xác từ những vụ việc cũng xôn xao dư luận không kém là vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vũ Nhôm, vụ Trương Duy Nhất cho biết như sau:

“Ông Nguyễn Phú Trọng họp với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang buổi  chiều ngày 14/4 phát biểu, đến phần bí thư Nguyễn Thanh Nghị đứng lên tiếp thu ý kiến chỉ đạo. Sau đó, bỗng nhiên ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ choáng, xỉu đi. Các bác sỹ đi theo đoàn công tác chẩn đoán nhanh ông Trọng bị xuất huyết não, bèn đưa ông Trọng gấp tới bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn.  Ông bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị đi cùng máy bay chỉ đạo việc đưa ông Nguyễn Phú Trọng về TP HCM cùng với bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Đoàn cán bộ lãnh đạo đi cùng chuyến công tác với ông Trọng vào Kiên Giang có ông Mai Văn Chính phó ban tổ chức trung ương , Nguyễn Văn Nên, Chánh văn phòng trung ương đảng (trước là chủ nhiệm văn phòng chính phủ thời Nguyễn Tấn Dũng).

Khi ông Nguyễn Phú Trong được đưa đến bệnh viện chợ Rẫy thì ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thăm. Lúc ông Dũng lại gần, ông Trọng nắm cánh tay ông Dũng ra hiệu là tay trái của ông không cử động được. Lúc sau, ông Phạm Minh Chính cũng vào đến nơi. Ông Chính là trưởng ban tổ chức trung ương, xuất thân từ công an. Trong thời gian ngay sau đó, có những ông như Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Văn Nên, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thành Phong, Mai Văn Chính, Phạm Minh Chính … túc trực trông nom ông Tổng bí thư Trọng.

Đến tối tầm 9 giờ cùng ngày, diễn biến bệnh tình của ông Trọng nặng hơn một chút, máu trong não vẫn ra, nhưng chưa đáng phải lo. Các bác sĩ Chợ Rẫy không mổ mà dùng một trị liệu bắn thuốc, nghe nói dùng trị liệu này thì ông Trọng phải nằm yên 72 giờ để mạch máu ổn định. Dường như ông Trọng không bị hôn mê, vẫn tỉnh và nghe được mọi người nói, có lúc ông Trọng nói vẻ sốt ruột về việc hội chẩn…

(còn nữa)

Hà Nội, ngày 22/4/2019 

N.V.B

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here