30-4 „đại thắng mùa xuân“ có ý nghĩa gì?

- Quảng Cáo -

Trinh Trang|

Cuộc chiến tranh biên giới Xô – Trung năm 1969 là đỉnh điểm của mâu thuẫn giữa hai nước đứng đầu khối XHCN. Hai nước này bây giờ coi nhau như thù địch. Dấu hiệu đầu tiên của sự tan rã hệ thống XHCN/CSCN. Không còn là một giác mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”.

Nước Việt Nam XHCN từ đó đứng trước hai lựa chọn:
theo anh cả Liên Xô hay theo anh hai Trung quốc?

Hình như vị trí địa – chính trị của Việt Nam luôn đưa Việt Nam vào thế bị kẹp giữa hai thế lực, vậy nên phải chơi trò đu dây.

- Quảng Cáo -

Thực ra Việt Nam luôn phải đứng trước những lựa chọn khó khăn, không chỉ vì vị trí địa – chính trị mà còn do nghèo nàn, lạc hậu, luôn cần phải dựa vào các thế lực bên ngoài. Trong khi đó, các thế lực bên ngoài không chỉ riêng Liên xô, Trung quốc mà ngay cả Mỹ cũng muốn lợi dụng Việt Nam để thực hiện ý đồ của riêng mình: LÀM CHỦ NHÂN DUY NHẤT CỦA VÙNG BIỂN TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG-Nơi tiềm tàng nhiều tài nguyên thiên nhiên và án ngữ tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất TG.

Như thế, ngay từ thời điểm đó, Việt Nam đã phải đu dây giữa 2 thằng anh Cộng Sản này.

Trong chiến tranh Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều viện trợ cho Việt Nam đánh Sài Gòn. Nhưng mỗi thằng có một dụng ý khác nhau. Thằng anh cả Liên Xô đang chạy đua vũ trang với Mỹ nhưng cả Mỹ và Liên Xô đều không muốn nổ ra chiến tranh thế giới, nên Liên Xô viện trợ cho Hà Nội đánh Sài Gòn, biến VN trở thành chiến địa thử vũ khí. Như thế, trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh 2 con tướng xúi 2 con tốt phân cao thấp, chứ 2 con tướng không đánh trực diện. Hai con tốt rơi vào tình thế “nồi da nấu thịt”.
Còn riêng Trung quốc viện trợ Hà Nội nhằm mục đích khác. Trung quốc thích “làm ăn” hơn thích thể hiện sức mạnh, vì thế Trung quốc viện trợ là để đưa Hà Nội vào vòng phụ thuộc mình. Mục đích là để làm gì? Mục đích là từ các khoản nợ đó, Trung quốc sẽ thu hồi giang sơn Việt Nam để cấn nợ. Thâm hiểm đến thế là cùng! Dùng những món nợ ấy để nuốt dần Việt Nam như con trăn nuốt mồi từ từ, từ từ. Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung quốc là cú sập bẫy đầu tiên của Việt Nam với anh hai Cộng sản TQ. (Nhưng chú ý rằng: quần đảo Hoàng Sa khi đó thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng hoà, nên công hàm đó không có giá trị gì). Đến năm 1976, khi TBT Lê Duẩn sang thăm Trung quốc, thủ tướng quốc vụ viên TQ Chu Ân Lai kể công giúp Việt Nam “đánh thắng Mỹ”, Lê Duẫn độp ngay: “chúng tôi đánh Mỹ là đánh cho các anh”.

Được cả hai thằng anh hùng mạnh nhất khối XHCN hậu thuẫn và sự viện trợ thêm của một số nước trong khối XHCN, Bắc Việt Nam đầy hứng khởi và giàu sinh lực, quyết tâm “giải phóng miền nam”. Sau cuộc “Đồng khởi” 1960, Hà Nội ồ ạt đưa quân vào miền Nam. Cuộc chiến ác liệt với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Mỹ và Liên xô được sử dụng, thử nghiệm mức độ hiệu quả của nó. Kết quả là gì? BA TRIỆU NGƯỜI (kể cả chiến binh và dân thường) NGÃ XUỐNG ĐẺ CÓ ĐƯỢC “MÙA XUÂN ĐẠI THẮNG”.

Kể từ năm 1972, Trung Quốc bắt tay Mỹ để tranh thủ làm ăn kinh tế, lúc đó Liên Xô và Trung Quốc càng mâu thuẫn hơn nữa. Mỹ thì muốn liên thủ với Trung quốc để đánh sập Liên xô-kẻ đứng đầu hệ thống XHCN. Còn Trung Quốc thì cần đầu tư và công nghệ của Mỹ để vực dậy nên kinh tế đã quá ọp ẹp sau những cuộc đấu đá, sát phạt, tranh giành nội bộ giới cầm quyền và hệ lụy của “cuộc Cách mạng đại nhảy vọt”. Tổng tài Đặng Tiểu Bình quỳ mọp trước TT Mỹ Jimmy Carter để mưu cầu nhận được sự trợ giúp của Mỹ. Khổ nhục kế của ĐTB đã thành công. Đến năm 1978, Trung Quốc mở cửa đón Mỹ vào đầu tư, từ đó mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đẩy lên cực độ. Giờ khoảng cách giữ Liên Xô và Trung Cộng quá xa, Việt Nam không thể đu dây được nữa, nếu tiếp tục đu, thì dây đứt, Việt Nam sẽ chết. Cho nên, đến thời điểm này buộc Việt Nam phải chọn lựa 1 trong 2.. Và, Việt Nam đã chọn theo anh cả Nga Xô, bỏ anh hai TQ. Thế là Trung Quốc tức lồng lộn. Vậy là bao công sức tiền của của Trung quốc đổ ra nuôi Việt Nam để nhằm mục đích thu nợ bằng lãnh thổ Việt Nam giờ tan thành mây khói. Điên tiết vì mất cả chì lẫn chài, nên ngày 17/02/1979 Đặng Tiểu Bình xua hơn nửa triệu quân sang “dạy cho Việt Nam một bài học”. Sau 1 tháng Trung Quốc tàn sát nhân dân Việt Nam và phá hủy 6 tỉnh biên giới miền Bắc thành bình địa, Việt Nam đánh bật quân cướp nước ra khỏi biên giới.

Kể từ sau năm 1979, thằng em út Việt Nam có anh cả Liên Xô làm chỗ dựa, nên Hà Nội không việc gì phải hòa thuận với Trung Quốc.
Thế nhưng, đến năm 1990, Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bơ vơ, nên ba vị đứng đầu gồm TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười, Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh mang chiếu sang Thành Đô lót gối quỳ lạy tạ lỗi với anh hai TQ vì lỡ dại đã phản anh hai và chót theo anh cả trong quá khứ. Giờ anh cả chết rồi, nay thằng em út xin làm trâu ngựa để nghe anh hai sai bảo, đang mồ côi nên em quỳ lạy anh hai che chở giúp. Mà một khi đã tự mình xin làm nô lệ, thì những kế hoạch mà anh hai định làm dang dở trước đó phải được phục hồi lại hoàn toàn.
Vậy thì kế hoạch dang dở của Trung Quốc với Việt Nam là gì?, Đó là làm cho Việt Nam nợ ngập đầu và tiến hành cấn trừ bằng lãnh thổ. Cho nên, từ năm 1990 đến nay, Việt Nam liên tục nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc để trả hết món nợ cũ. Đó là cái giá mà các nhà lãnh đạo VN theo đuổi chủ thuyết Cộng Sản để bảo vệ sự độc tài cai trị. Và tất nhiên, khi trả nợ cũ thì Trung Quốc cũng tròng thêm nợ mới trên đầu Việt Nam bằng thứ bẫy nợ mà Trung quốc đã và đang áp dụng. Một khi Việt Nam đã gắn kết với Trung Quốc thì dứt khoát không thoát ra được, vì những món nợ đáng kinh tởm cứ lớn dần, và bắt buộc Việt Nam phải tìm cách nào đấy để bịt mắt người dân ví như ra “luật đặc khu hành chính” nhằm thực hiện tiến trình nhượng địa gán nợ. Và, cứ như thế Trung Quốc từ từ tùng xẻo lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam đang mất dần lãnh thổ về tay Trung Quốc. Lòng dân đang phẫn uất. Thêm vào đó, là sự hèn hạ, bạc nhược của một số cán bộ lãnh đạo chóp bu trước sự lấn tới của Trung Quốc, làm lòng dân vốn phần uất càng sôi sục thêm.
Trước những diễn biến tình hình trong nước và TG hiện nay, Đảng phải bật đèn xanh cho Ban Tuyên Giáo mở lệnh cho phép báo viết về chiến tranh biên giới 1979. Đây là hình thức xả van để giảm nhiệt tức giận của người dân mà thôi. Chẳng có gì đáng mừng, mọi thứ đều không thay đổi. Tất cả đều nằm trong kế sách trị dân của Giới lãnh đạo Cộng sản VN.
Như thế “ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN” đánh đổi bằng mạng sống của 3 triệu con người, để rồi trở thành miếng mồi cho Trung quốc. Chẳng phải đau xót lắm sao?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here