Nói hay, làm dở – Thủ tướng Phúc ám chỉ ai?

Ông Trần Quốc Vượng và ông Nguyễn Xuân Phúc
- Quảng Cáo -

Blogger Người Buôn Gió|

Trong phiên họp trực tuyến chính phủ sáng ngày 6/7/2019. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một lời phát biểu mà ngay lập tức, rất nhiều báo chí đã đưa lại.

Đó là ông Phúc nói ” tình trạng nói hay, làm dở, trách nhiệm thấp, cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi ”

Nghe thì như ông Phúc đang nói các cấp dưới của mình.

- Quảng Cáo -

Điểm lại trong nhiệm kỳ nhân sự đảng 12, chỉ có 2 người nói những điều lớn lao nhất là chính ông Phúc với những phát ngôn về đầu tàu, thủ phủ. Người thứ hai là ông Nguyễn Phú Trọng với câu nói có một không hai , từ trước đến nay chưa người tiền nhiệm nào của ông dám nói, kể cả Hồ Chí Minh.

Câu nói của ông Trọng được ông Phúc nhắc lại một cách nhấn mạnh trong buổi họp chính phủ sáng nay.

-“Như Tổng bí thư nói, từ khi đổi mới, chưa khi nào chúng ta có cơ đồ như ngày hôm nay. Bạn bè quốc tế đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam”

Ai cũng biết câu nói này là câu nói bốc đồng, quá đà của Nguyễn Phú Trọng, nó là tiêu đề mà dân chúng mang ra chế giễu nhiều nhất từ khi câu nói xuất hiện.

Hẳn nhiên mang câu nói của TBTCTN Trọng lặp lại nhấn mạnh lần này, không phải TT Phúc muốn đề cao gì Trọng, mà Phúc mang ra chế giễu thì đúng hơn. Vì thế ngay sau đó TT Phúc đi vào nội dung cuộc họp là chống nói hay , làm dở.

Dở ở đây TT Phúc muốn đề cập là gì. Đó là công tác cán bộ, hay nói cách khác là công tác quy hoạch cán bộ trung ương 13 tới đây. Nguyên văn như sau.

” “Các cấp, các ngành cần chấn chỉnh ngay tình trạng này, không để đến khi vi phạm phải xử lý dẫn đến mất cán bộ. Tình trạng nói hay làm dở, làm chậm cần chấm dứt, kể cả chuyển lòng vòng, cấp dưới kêu ca, người dân bức xúc vẫn còn”, Thủ tướng nhắc nhở.

Chấn chỉnh cái gì mà để đến khi vi phạm phải xử lý làm mất cán bộ.?

Rõ ràng là chấn chính cái bản quy hoạch nhân sự trung ương 13, ông Phúc muốn nói chính ông Trọng là người đã quy hoạch nhân sự chủ chốt cho bộ chính trị, trung ương đảng ở đại hội 12 và hậu quả của nó là quá nhiều cán bộ lãnh đạo lứa 12 đã bị xử lý mất chức và tù tội  như Nguyễn Xuân Anh, Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn…khi đang đương nhiệm.

Ý ông Phúc muốn đề cập rằng việc quy hoạch của tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chưa được tốt, cần phải xem xét, chấn chỉnh lại không lại có sai lầm mất cán bộ như đã xẩy ra.

Gần đây người ta thấy trong các buổi họp Bộ Chính Trị, ông Trần Quốc Vượng thường xuyên được ngồi bên cạnh ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Vượng mới chỉ là thường trực ban bí thư, ông mới vào bộ chính trị ở nhiệm kỳ 12. Theo thông lệ thì ông không được ngồi cạnh tổng bí thư. Thường thì hai bên tổng bí thư sẽ là thủ tướng và chủ tịch nước, trường hợp ông Trọng kiêm hai chức thì thủ tướng và chủ tịch quốc hội sẽ ngồi hai bên. Sau đó đến những uỷ viên Bộ Chính Trị có thâm niên hơn các uỷ viên BCT còn lại.

Nhưng gần đây, nhất là sau trung ương 10, tất cả đều thấy ông Trần Quốc Vượng luôn mặc đồ phong cách giống ông Trọng và luôn ngồi kế bên ông Trọng với vẻ mặt tươi tắn.

Không còn nghi ngờ gì về người kế nhiệm của ông Trọng, đó chính là ông Trần Quốc Vượng.

Xét về tuổi tác ông Vượng hơn ông Phúc một tuổi, kém hơn năm trong bộ chính trị. Nếu ông Vượng là người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, ông Vượng cần bộ chính trị đưa ra ” một  trường hợp đặc biệt ”  để áp dụng cho ông.

Điều này  có lẽ sẽ xảy ra, vì ông Trọng hiên nay là người có quyền quyết định lớn nhất tại bộ chính trị, nếu ý kiến ông Trọng đưa ra như vậy, chắc hẳn số phiếu đồng ý sẽ chiếm đến ít nhất là 2 phần 3.

Một điều mà các vị vua thời phong kiến thường làm khi chọn người kế vị, đó là khi người kế vị lên ngôi, những người trước kia có khả năng tranh chấp với người kế nhiệm sẽ phải về hưu hoặc tước bỏ quyền lực, tránh tình trạng để đó gây những mối hoạ tranh chấp hay cản phá người kế vị. Theo lẽ ấy thì những người còn lại sẽ phải về hưu, cũng như đại hội trước mình ông Trọng ở lại, những người ngang hàng lứa ấy đều phải về sạch.

Sinh năm 1954, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ vào tuổi 67 trước thềm đại hội 13, ông hẳn nhiên không còn cơ hội ở lại , không thể nào có ” hai trường hợp đặc biệt ”  bởi thế chẳng còn gì là đặc biệt nữa.

Ông Phúc ngoài tài luồn lọt để leo lên, xây dựng hình ảnh bằng những con số kinh tế chẳng ai kiểm tra được, ông còn có được đội ngũ báo chí đồng hương gốc Quảng tung hô, lăng xê ông và những may mắn như trời phù hộ đó là những đối tượng ngăn đường ông nếu không bị ông dùng thủ đoạn hất đổ thì cũng bị trời hại chết. Nói về duy tâm thì chuyện cồn cát rồng xuất hiện hay hào quang xuất hiện ở Quảng Nam cũng có cơ sở đôi phần.

Nếu như trời hại ông Trọng được trong cơn đột quỵ vừa rồi, ông Trọng không gượng được dậy để tổ chức nốt phần tổ chức nhân sự, quy hoạch nhân sự, giới thiệu người kế nhiệm…có lẽ ông Phúc đã đương nhiên bước lên bục cao nhất quyền lực chính trị Việt Nam và cho mình thành người ” đặc biệt ” ở nhiệm kỳ sau này. Bây giờ ông Trọng có đứt bóng thì người kế vị cũng đã an bài.

Về tai tiếng ông Trần Quốc Vượng hầu như không có hoặc được bịt kín kẽ, ông Phúc chỉ còn cơ hội trông cậy vào một cơn bệnh hiểm nghèo nào đó tiễn ông Vượng đi, như đã từng tiễn những người ngáng đường ông Phúc là Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang.

Nếu như vậy , dù là ông Phúc ám hại hay trời ám hại, thì xét theo thù đoạn hay xét theo lòng trời, ông Phúc xứng đáng là người nắm quyền lực cao nhất trong nền chính trị Việt Nam trong những năm tiếp theo tới đây./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here