Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ: Làm thế nào để có ‘đối tác chiến lược’?

- Quảng Cáo -

Thường Sơn – (VNTB) – Làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí?

 ***

Giáo sư Carl Thayer – một chuyên gia theo dõi chặt chẽ về những biến động chính trị ở Việt Nam và mối quan hệ của Việt Nam với các nước, cho biết đã có một đợt vận động hành lang của Bộ Ngoại giao Việt Nam để Nguyễn Phú Trọng được Donald Trump tiếp.

Lẽ ra, ông Trọng đã đặt chân lên Washington vào giữa năm 2019, nếu không xảy ra cú bạo bệnh thình lình trong đợt ông ta bất ngờ đi công tác tại Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’ vào tháng 4 năm 2019. Cú bạo bệnh này mà diễn tiến của nó được cho là phức tạp về hệ thần kinh đã khiến Trọng phải nằm điều trị trong một thời gian khá dài mà không thể tiếp khách hay xuất cảnh.

- Quảng Cáo -

Điểm khác biệt lớn nhất giữa lần dự kiến đi Mỹ vào giữa năm 2019 của Nguyễn Phú Trọng và lần dự kiến thứ hai vào tháng 10 cùng năm là hội chứng tàu Trung Quốc.

Trước tháng 5 năm 2019 và trong lúc Nguyễn Phú Trọng còn phải nằm giường điều trị, đã chưa có vụ tàu Trung Quốc gây hấn ở khu vực Bãi Tư Chính. Vấn đề quan hệ Việt – Mỹ có cần thiết được đẩy lên tầm ‘đối tác chiến lược’ hay không cũng bởi thế không quá khẩn thiết đối với Trọng và giới chóp bu trong Bộ Chính trị đảng.

Nhưng kể từ đầu tháng 6 năm 2019, Trung Quốc bắt đầu điều tàu phá rối ở mỏ Lan Đỏ – nơi được liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PN) với Tập đoàn Dầu khí Rosneft của Nga, và sang đầu tháng 7 thì vụ gây hấn này đã lan sang Bãi Tư Chính, đặc biệt xoáy vào mỏ Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa PVN với hãng dầu khí Repsol của Tây Ban Nha.

Đến lúc đó, tình hình đã khác hẳn, kéo theo cán cân đàm phán Việt – Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, xét trên phương diện ‘ai cần ai hơn’.

Từ cuối tháng 7 năm 2019, Mỹ đã trở thành quốc gia đầu tiên lên tiếng ủng hộ Việt Nam, dù chỉ là gián tiếp, chống lại thói bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông. Không chỉ Bộ Ngoại giao, mà cả Bộ Quốc phòng và Cố vấn an ninh của Hoa Kỳ đã cùng lên tiếng về chủ đề này không chỉ một lần. Cùng lúc, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan được Mỹ điều đến Biển Đông để tuần tra, mà về thực chất là án ngữ ở cửa ngõ vùng biển mà rất có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang bắt nguồn từ ‘đồng chí tốt’ của Việt Nam.

Bài toán đặt ra với Trọng hiện thời là một sự gấp rút thời gian khi phải lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông, mà nếu động thái đó được triển khai có hiệu quả thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ yên tâm khai thác dầu khí cùng với các đối tác liên doanh mà không còn quá sợ hãi bị Trung Quốc nắt nạt, còn Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng có thể tỏ ra can đảm hơn đôi chút chứ không đến nỗi bị dân chửi ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ và ‘chưa đánh chác gì đã đái cả ra quần’.

Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo điều và vô bổ của nó, nhất là hai nguyên tắc không liên kết với nước này để chống lại nước khác và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam đã tự lấy đá ghè chân mình.

Và làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí.

Bởi thực chất mối quan hệ ‘đối tác chiến lược’ mà giới chóp bu Việt Nam đang muốn tìm kiếm ở người Mỹ là sẽ phải giải tỏa những nguyên tắc cản đường: không những Việt Nam và Mỹ phải tiến đến một quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ theo mô hình tương trợ quốc phòng mà Mỹ đã ký và thực thi với Philippines, mà Việt Nam phải thừa hiểu là chỉ khi cho Mỹ đặt căn cứ quân sự ở quân cảng Cam Ranh thì tàu Mỹ và máy bay Mỹ mới có thể khống chế được các tàu và máy bay Trung Quốc từ phía Bắc lấn xuống Biển Đông.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here