Trọng và Mạnh: Họ là con của ông Hồ Chí Minh?

- Quảng Cáo -

Tác giả: Quê Hương

Sáng 14/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống (1949-2019) có sự tham dự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Tuy đã không còn làm tổng bí thư đảng CSVN được hơn chín năm nay, nhưng ông Mạnh vẫn thường xuyên xuất hiện cạnh người kế nhiệm – ông Trọng trong các sinh hoạt của đảng. Và đây được coi là một điều hết sức khác thường. Bởi, ông Trọng luôn được đồn là người liêm khiết, chính trực, không ưa những thói hư tật xấu. Thậm chí, ông thẳng tay gạt bỏ những đồng chí của mình vì ông cho là liên quan tới tiêu cực hoặc có lối sống không lành mạnh, đơn cử như Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Huy Hoàng… Thế mà 9 năm nay, Trọng lại luôn ngồi cạnh Nông Đức Mạnh – người làm hỏng uy tín Đảng.

Cụ thể, ngay sau khi bà vợ chính thức Lý Thị Bang qua đời vào ngày 25/10/2010, Mạnh cưới liền tay Đỗ Thị Huyền Tâm – một đại biểu quốc hội. Và khi đã trở thành ‘thứ phi’ của ông Nông Đức Mạnh, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – người đã có lúc lao đao về những món nợ khổng lồ với ngân hàng lên tới 900 tỷ, thậm chí suýt chút nữa bị tra tay vào còng, bỗng có một vị thế vững vàng. Không những chẳng bị hề hấn gì với vòng tố tụng hay lao lý, công ty của bà Huyền Tâm còn thầu được những công trình BOT đáng giá, từ đó trả hết nợ cho ngân hàng và lại còn dôi ra một khoản tích lũy lớn. Đám cưới bí mật của Mạnh và Tâm chỉ vỡ lở khi con gái của Mạnh là  Nông Thị Bích Liên, ngày 9.2.2012 rồi ngày 18.4.2012, liên tiếp có đơn tố cáo “đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức đảng viên, vi phạm pháp luật nước CHXHCNVN” gửi Báo Người Cao Tuổi. Mối tình này tóm tắt như sau:

- Quảng Cáo -

Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh ngày 17.10.1966 tại Ninh Xá, Bắc Ninh, đã từng lập gia đình 3 lần, lần thứ nhất với Hải Kem, tổng giám đốc kem Tràng Tiền, từ năm 2000 đến 2003, sống già nhân ngãi non vợ chồng với Nông Quốc Tuấn, con trai tbt NĐM, năm 2002 được Tuấn cho vay 5 tỷ đồng để thành lập công ty TNHH Minh Tâm là tiền thân của công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Huyền Tâm, với tư cách em nuôi Nông Quốc Tuấn, năng lui tới biệt thự số 66B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội là tư dinh của tbt NĐM, dần dà thành con nuôi NĐM. Được “bố nuôi” nâng đỡ, Huyền Tâm được bầu làm đại biểu quốc hội khóa 12 và khóa 13. Bà Lý Thị Bang mất chưa được 1 năm, Huyền Tâm tìm đủ cách ly dị với chồng là đại tá Phạm Tuấn Linh, phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Ngày 30.6.2011, tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Ngày 8.9.2011, chưa đến ngày giỗ đầu bà Bang và sau khi NĐM thôi chức tbt chưa được 1 năm, NĐM và Huyền Tâm đem nhau ra xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đăng ký kết hôn nhưng không đúng luật nên bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Hai người lại đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm cũng không xong, phải đến phường Quan Thánh, quận Ba Đình là nơi đăng ký hộ khẩu của NĐM mới được nên vợ chồng.

Chính vì chuyện gian díu tình cảm với một người đàn bà mà Nông Đức Mạnh đã không ít lần chửi và thề từ mặt Nông Quốc Tuấn, mâu thuẫn căng thẳng đến nỗi Mạnh đã tác động tới Trung Ương khiến Tuấn bị cách chức một cách không chính thức khỏi chức vụ Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang vào ngày 21/4/2012, tức là sau chưa đầy 2 năm nhậm chức. Để rồi từ vị thế sắp được giới thiệu vào Trung ương, rồi ban bí thư và bộ chính trị thì giờ đây, Tuấn chỉ giữ một chức vụ mang tính rất hình thức đó là Thứ trưởng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là liệu ông Trọng – một người được đồn là liêm khiết và coi trọng uy tín của Đảng, lại có thể ngồi vai sát vai với Mạnh sau những chuyện đầy tai tiếng như thế. Đấy là chưa kể việc báo chí trong nước vào cuối tháng 2/2015 đã vô tình để lộ hình ảnh căn nhà dát vàng của Nông Đức Mạnh – một người luôn hô hào về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nói đến đây, thiên hạ mới nghĩ ra chuyện, vậy thì liệu có phải Trọng và Mạnh có mối quan hệ họ hàng ruột thịt nào không. Bởi 2 người đều là TBT không có cha. Hoặc nói cách khác là mẹ chửa hoang (đây là điều không thể được chấp nhận đối với một Đảng viên cấp cao). Cũng có những trang tin uy tín từng cho rằng Nông Đức Mạnh chính là con đẻ của Hồ Chính Minh lúc ông ta đến hang Pác Bó vào những năm 1940. Và ông Mạnh chính là kết quả của mối tình giữa HCM và một người phụ nữ tên là Hoàng Thị Nhị (hoặc Nông Thị Ngát). Còn Nguyễn Phú Trọng cũng là một người con nữa của Hồ Chí Minh vào thời điểm ông Hồ đến Đông Anh để chuẩn bị cho việc cướp chính quyền vào năm 1945 và tại đó ông đã có chuyện ân ái với một phụ nữ ở thôn Đông Hội, huyện Đông Anh và người phụ nữ đó chính là mẹ của Nguyễn Phú Trọng.

Chuyện tình cảm của Hồ Chí Minh là chuyện tuyệt mật. Nhưng dựa vào thời điểm lịch sử, dựa vào sự tôn kính của Mạnh và Trọng đối với Hồ Chí Minh (phát động học tập và làm theo CT HCM), dựa vào đường đi nước bước từ Chủ tịch quốc hội sang Tổng Bí Thư, dựa vào sự bắt chước của Trọng đối với HCM, cũng như những đặc quyền mà Trọng có được ngày hôm nay. Có thể khẳng định Trọng và Mạnh chính là con của CT HCM – Vị “Cha già của dân tộc!”

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here