Kêu oan nhưng không tố cáo kẻ thù, chỉ có CS

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Một anh chàng hớt hải đến công đường đánh trống kêu oan. Quan phủ nghe tiếng trống dồn dập và cho thăng đường. Quan hỏi:

– Ngươi đánh trống kêu oan về việc gì?

– Dạ bẩn quan, thảo dân muốn kêu oan về việc nhà thảo dân bị cướp ạ.

- Quảng Cáo -

– Thế nhà ngươi bị cướp cái gì?

– Dạ bị cướp cái ao ạ.

– Thế ngươi có biết danh tính kẻ cướp không?

– Bẩm quan, biết ạ.

– Vậy thì nó là đứa nào?

– Là đứa liên quan đến vụ cướp ạ.

– Tao hỏi tên thằng cướp kìa.

– Dạ nó là một đứa mà ai cũng biết ạ.

– Tao cần mầy nói chính xác tên nó, tố cáo mà không nói tên kẻ cướp sao tao xử?

– Dạ, quan phủ cứ dựa theo luật mà xử ạ.

– Có luật nhưng không có tội phạm sao tao xử?

– Dạ cứ căn theo luật mà xử ạ.

– Tao bó tay. Bay đâu! Đánh tên này 30 gậy đuổi ra khỏi công đường.

– Oan cho thảo dân quá, oan cho thảo dân quá huhu

Vâng, luật có đó, nhưng kẻ tố cáo không chịu xác định đối tượng vi phạm thì dùng luật đó để xử ai? Điều cơ bản này ai cũng biết, thế mà ĐCS lại đi kêu oan cho mình trước thế giới bằng cách tố cáo đổng kẻ tấn công mình.

Ngày 28/09/2019 ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đưa căng thẳng bãi Tư Chính ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đây là cơ hội để tố cáo sự vi phạm của Trung Cộng và nói lên chính nghĩa của phía Việt Nam. Đã 3 tháng nay, Bãi Tư chính là vấn đề tranh chấp giữa 2 bên, thế nhưng đến tên của kẻ trực tiếp tấn công mà cũng không dám nói ra thì không biết ông này xuất hiện trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để làm gì nữa.

Chính quyền CSVN luôn nói trước dân là họ dùng phương pháp “mềm dẻo, uyển chuyển” gì đó để đấu tranh cho quyền lợi đất nước, thế nhưng qua đây chúng ta thấy một điều rằng họ đấu tranh vì sự công bằng cho mình mà chỉ nói đến luật biển UNCLOS nhưng không nói đến tên kẻ phạm luật. Đây không những là cái ngu, cái hèn mà nó còn là tột cùng của cái dốt. Ừ thì có luật có rồi đó, nhưng anh không nói tên kẻ phạm luật thì ai lên tiếng bênh vực cho anh?  Luật sinh ra là để có đối tượng áp dụng, nhưng CS thì nghĩ chỉ có luật và không có đối tượng áp dụng mà vẫn có công bằng. Đấy là “mềm dẻo, uyển chuyển” hay hèn nhược và dốt nát? Đấy là một câu hỏi cũng là câu trả lời./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here