Thái độ doanh nghiệp với khách hàng hay thái độ của đảng với dân ?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Công ty CP kinh doanh nước sạch sông Đà – Viwasupco là một công ty cổ phần. Theo bài “Ai là “chủ nhân” của Công ty nước sạch Sông Đà?” đăng trên báo Lao Động ngày 15/10/2019 đã cho biết cổ đông lớn nhất trong Viwasupco là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX. Công ty này chiếm 60,46% cổ phần, còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh chiếm 35,95%, và cuối cùng các cổ đông nhỏ khác. Nhìn vào thành phần cổ đông, rõ ràng chúng ta thấy GELEX chiếm quyền điều khiển công ty độc quyền này. Nếu nhìn vào cổ đông GELEX ắt nhiều người nghĩ ngay đây là thành phần ngoài quốc doanh. Nhưng chưa chắc, hãy bình tĩnh tìm hiểu xem GELEX là ai?

Ngày 19/01/2018 trên báo Đầu Tư có bài “Những thương vụ trăm, nghìn tỷ tại ‘ông lớn’ ngành điện Gelex”, trong bài này cho biết GELEX là một tổng công ty cổ phần trong đó vốn nhà nước do Bộ Công Thương đại diện sở hữu chiếm 79%. Nói tóm lại nhìn vào cổ đông công ty Viwasupco không thấy đại diện phần vốn nhà nước nhưng kỳ thực nó vẫn đang được kiểm soát bởi nhà nước thông qua GELEX.

Để đưa Việt Nam đến gần với nền kinh tế thị trường thì buộc phải giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong thành phần kinh tế. Đây là cách mà nhà nước CS đang làm để năn nỉ những nước lớn như Mỹ và các nước Âu Châu công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa nhằm tìm kiếm những chính sách cởi mở hơn của họ dành cho Việt Nam. Để làm cho nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường đúng nghĩa có nhiều cách, nhưng cách quan trọng nhất là làm giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam. Và từ đó nhà nước CS có chủ trương cổ phần hóa những công ty 100% vốn nhà nước trước đây. Nhưng nếu cho những cổ đông tư nhân sở hữu, tất nhà nước sẽ mất quyền kiểm soát của mình ở các công ty cổ phần này. Làm sao cổ phần hóa mà nhà nước vẫn kiểm soát đây? Và mô hình kiểu GELEX kiểm soát Vinasupco là vẹn toàn. Vừa biến công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát của nhà nước lên những doanh nghiệp này. Làm như vậy để xin Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, nhưng có lẽ Mỹ biết được bài tẩy của ĐCS nên đến nay Mỹ vẫn lắc đầu không công nhận.

- Quảng Cáo -

Loại công ty 100% vốn nhà nước đã làm cho sự cạnh tranh không còn công bằng. Chính nhà nước đã khu biệt lại một số thị phần béo bở để dành riêng những loại công ty này độc quyền kinh doanh. Đây được xem là hành động dùng quyền lực nhà nước cướp lấy thị phần để ăn riêng một mình. Chính cách làm này nó tạo thành môi trường không công bằng trong cạnh tranh và chính nó làm cho nước ngoài phải dè chừng khi đầu tư vào Việt Nam. Nhưng đó là cái thiệt hại về thu hút nguồn đầu tư, còn cái thiệt hại lớn nhất mà dân phải trả giá. Với loại công ty này, nó thua lỗ thì tăng giá, nó tham nhũng cũng tăng giá, nó muốn tăng tiền thưởng cho lãnh đạo công ty cũng tăng giá, và thậm chí bán sản phẩm kém chất lượng nhưng tăng giá thì dân cũng phải chịu. Chính nó tước mất chất lượng sống của người dân và làm cho xã hội nghèo đi.

Rõ ràng qua đây chúng ta thấy rằng, sự ưu ái của chính quyền với Viwasupco chẳng khác nào sự ưu ái của chính quyền dành cho những công ty 100% vốn nhà nước cả. Hay nói đúng hơn Viwasupco là công ty nhà nước được trá hình dưới dạng công ty cổ phần mà thôi.

Thay vì cầm can đi xin từng giọt nước của Viwasupco bố thí thì hãy nghĩ khác hơn đi chứ? Biểu tình, tại sao không dám nhỉ? Đến chén cơm của mình bị họ làm khó mà vẫn ngoan ngoãn thì làm sao chúng ta đòi hỏi những gì tốt đẹp hơn đây?

Chính Viwasupco lấy tiền dân mua nước sạch nhưng bán lại nước bẩn, nước bẩn dân không thể dùng được thì Viwasupco cho xe cấp từng giọt nước sạch với thái độ của kẻ ban phát ân huệ cho dân. Thái độ này y hệt như sau năm 1975 ĐCS cho đánh tư sản mại bản làm cho dân đói rách đến tột cùng, đất nước kiệt quệ. Và rồi đến 1986 ĐCS sửa sai thì họ lại tự vỗ ngực đó “thành quả do đổi mới”, và họ xem đó như là một công trạng to lớn của họ với nhân dân. Điều đó chứng minh thái rằng, thái độ của Viwasupco với dân không phải là thái độ của doanh nghiệp với khách hàng mà là đó chính là thái độ của chính quyền CS với dân. Thít cổ dân đến sắp tắt thở rồi nới thòng lọng kể công. Đó chính xác là thái độ khinh dân.

Thực ra ĐCS luôn xem dân là đối tượng cần phải kiểm soát chứ không bao giờ họ vì dân. Để kiểm soát được 100 triệu dân thì chính quyền phải tạo ra sự vất vả thường trực để dân phải lo chống đỡ. Đây là cách làm cho nhân dân không có thời gian để quan tâm tới những gì xa hơn miếng ăn hằng ngày. Và ĐCS đã thành công. Đó là lý do tại sao chính quyền CS luôn duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Và những công ty này lâu lâu cứ thít cổ dân cho nghẹt thở rồi thả. Rất có thể, đó là nhiệm vụ chính trị được đảng giao phó. Đảng luôn muốn kiểm soát bao tử nhân dân là chính chứ không phải “vì mục tiêu dân giàu nước mạnh” như họ hô hào.

Mục đích của quản trị là đem lại sự giàu mạnh và thịnh vượng, còn mục đích của cai trị là phải có chiêu trò để dân biết sợ, để dân không có thời gian suy nghĩ về chính trị mà dễ sai khiến. Sẽ không có sự trừng trị nào với đội ngũ lãnh đạo xấc láo và khốn nạn của Viwasupco với dân, cùng lắm là kiểm điểm qua quýt để đối phó dư luận là xong. Việc làm của Viwasupco tuy khốn nạn với dân nhưng với đảng thì chưa chắc. Không quan tâm đến chính trị thì đó là một trong vô vàn cái giá mà chúng ta phải lãnh nhận thôi. Trước những người không biết đòi hỏi thì chẳng có một con buôn nào mà lại không tận dụng, đó là quy luật tất yếu.

Thay vì cầm can đi xin từng giọt nước của Viwasupco bố thí thì hãy nghĩ khác hơn đi chứ? Biểu tình, tại sao không dám nhỉ? Đến chén cơm của mình bị họ làm khó mà vẫn ngoan ngoãn thì làm sao chúng ta đòi hỏi những gì tốt đẹp hơn đây? Nằm dưới gốc cây tre chờ sung rụng thì muôn thuở, mãi không có kết quả sáng sủa hơn đâu. Đừng mong chờ đảng./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here