CSVN với chính sách ‘Ba Không’ và tương lai lộn cổ

Hai chuyến công du Việt Nam vào năm 2018 của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đã gần như công cốc. (Hình: Getty Images)
- Quảng Cáo -

Phạm Chí Dũng – Người Việt

Hai chuyến công du Việt Nam vào năm 2018 của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đã gần như công cốc. (Hình: Getty Images)

Có lẽ đáng ngạc nhiên khi ông Mark Esper, người vừa trở thành bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, sẽ có chuyến công du Việt Nam, nhiều khả năng diễn ra Tháng Mười, 2019, với mục đích danh nghĩa là “thảo luận việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa hai nước.”

Nếu điều này đúng, thì đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba chỉ trong vòng hai năm của các bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ.

- Quảng Cáo -

Tiền trạm cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper là ông Randall Schriver, phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng phụ trách an ninh khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương.

Randall Schriver đã có một cuộc gặp với thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Tuy nhiên đã không có tin tức đặc việt nào được đưa lên mặt báo chí nhà nước Việt Nam về nội dung trao đổi giữa hai giới chức này.

Thậm chí một số dư luận còn nghi ngờ không biết cuộc gặp Randall Schriver với Nguyễn Chí Vịnh có gì được xem là thực chất hay không.

Mối ngờ vực trên là có cơ sở. Bởi vào năm 2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đã có đến hai lần công du Việt Nam, vào Tháng Ba và Tháng Mười, một mật độ đáng ngạc nhiên, cho thấy Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên chiến lược xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương và mối quan tâm về vấn đề Biển Đông và Việt Nam.

Trước hai chuyến thăm Việt Nam của James Mattis, cũng đã có những phụ tá Bộ Quốc Phòng Mỹ làm việc với Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Thế nhưng kết quả được xem là thành công nhất của James Mattis với phía Việt Nam chỉ là một hàng không mẫu hạm của Mỹ là USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng vào Tháng Ba năm 2018, sự kiện lịch sử kể từ năm 1975, và từ sau năm 1995 khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, gần giống một vành đai tạm thời bảo vệ cho Tập Đoàn Dầu Khí ExxonMobil khai thác mỏ Cá Voi Xanh.

Ngoài ra, người ta đã không nhận ra bất kỳ một dấu hiệu tiến triển nào trong khái niệm được gọi là “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ.” Tất cả vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái “giao lưu.”

Từ đó đến nay, những đề nghị của Hoa Kỳ được cho là muốn tiếp cận sâu hơn nữa hệ thống cảng biển Việt Nam, đặc biệt là quân cảng Cam Ranh, hoặc một vị trí cảng biển là nơi có thể dùng làm căn cứ hậu cần – kỹ thuật cho hải quân Mỹ, đã bị phía Việt Nam lặng lẽ khước từ.

Nguyễn Phú Trọng, ngoài việc ngồi cả hai ghế tổng bí thư và chủ tịch nước còn là Bí Thư Quân Ủy Trung Ương và nắm giữ cả vận mệnh quốc phòng của quốc gia, đã cùng với Bộ Ngoại Giao của ông ta cố thủ nguyên tắc “Ba Không,” nhất là không liên minh quân sự với nước này để chống nước khác, và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam.

Ngay cả khi đã bị Trung Quốc gây hấn và đe dọa sát sườn ở khu vực Bãi Tư Chính trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018, Trọng cũng chỉ muốn “dựa hơi” hàng không mẫu hạm và các tàu chiến Mỹ để “hù” Trung Quốc.

Tức là chỉ mở rộng khái niệm “Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải” và cả “tự do hàng không” để tàu chiến và máy bay Mỹ có thể áp sát các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng vẫn không chịu nhả bất kỳ vị trí quân sự nào trên đất liền của Việt Nam để việc hợp tác phòng thủ quân sự với Mỹ có được một chút gì đó thực chất.

Nói cách nào đó, hai chuyến công du Việt Nam vào năm 2018 của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đã gần như công cốc.

Nhưng trong thực tế, chính sách “Ba Không” của Việt Nam đã thẳng thừng gậy ông đập lưng ông.

“Ba Không” và tương lai lộn cổ

Bởi cuộc chiến giàn khoan của Trung Quốc còn lâu mới chịu kết thúc. Đến năm 2019, vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, và sau đó là hàng lô hàng lốc phương tiện khai thác dầu như tàu cẩu Lam Kình, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 kéo vào Biển Đông, giễu qua ngay trước mũi Bộ Chính trị Việt Nam, và có trời mới biết còn bao nhiêu hình ảnh ngáo ộp nữa sẽ được Bắc Kinh cho trình diễn trong tương lai gần…, đã và sẽ làm tê tái những kẻ vẫn cắm mặt giương cao lá cờ mang tên “Mười Sáu Chữ Vàng” ở Hà Nội.

Liệu đến lúc này, Việt Nam có chịu xem xét lại chính sách “Ba Không” và nín lặng từ bỏ một phần của chính sách này?” Hay vẫn cố giữ nguyên chính sách đó và lại tìm cách đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ… cho tới lúc té lộn cổ?

Tương lai té lộn cổ của giới chóp bu chuyên thói bắt cá nhiều tay của Việt Nam là hầu như không cần bàn cãi.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here