Con người là tài nguyên vô gía của đất nước

- Quảng Cáo -

Chu Mộng Long|

Chủ trương xuất khẩu lao động, trong một điều kiện lịch sử khó khăn nào đó có thể tạm chấp nhận để cải thiện đời sống của dân nghèo, thậm chí gia tăng nguồn thu của đất nước.

Nhưng dẫu sao, đã gọi là “xuất khẩu lao động” thì vẫn là bất đắc dĩ đem bán sức lao động cho người khác, quốc gia khác. K. Marx nói, trong những hình thái xã hội tồn tại chủ nô/nô lệ thì việc bán sức lao động là phổ biến và tệ hại. Con người bị coi như một thứ hàng hóa trao đổi và toàn bộ tinh thần của nó bị tước đoạt để chỉ còn trơ lại phần thể xác cho những ông chủ tùy tiện sử dụng. Con người bị nô lệ thân xác, kể cả nô lệ tình dục và những thứ khác như thí nghiệm sinh học, mổ xẻ nội tạng. Thể xác khi bị sử dụng xong, tất yếu bị ném như một con súc vật hay một thứ hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

Vụ 39 người bị đông lạnh trong container là đỉnh điểm của không biết bao nhiêu vụ con người bị đối xử như súc vật trong những chuyến di chuyển như di chuyển hàng hóa của những ông chủ.

- Quảng Cáo -

Các nhà tuyên giáo nên nghiên cứu sâu sắc vấn đề này hơn là rêu rao thế lực thù địch, phản động, chống diễn biến, tự diễn biến. Thử điều tra và tổng kết số liệu và thân phận của những người được mang đi xuất khẩu lao động trong mấy chục năm qua và lợi ích kinh tế gia đình trong tương quan với lợi ích của những ông chủ.

Vẫn điệp khúc tuyên truyền tư bản giãy chết, là địa ngục trần gian, nhưng lại khuyến khích xuất khẩu lao động với khẩu hiệu đi đến miền đất hứa, đến thiên đường về sự đổi đời, liệu có tự vả vào mồm mình và tự thú nhận nước mình là địa ngục không?

“Đất nước chưa bao giờ đẹp như bây giờ” mà xuất khẩu hàng triệu lao động ra nước ngoài là một nghịch lý, người ta không thể không mỉa mai. Hiển nhiên, không nhà nước nào cho phép vượt biên trái phép, nhưng từ hợp pháp đến bất hợp pháp là một bước ngắn khi những ông chủ dựa vào chủ trương và trá hình dưới bóng nhà nước. Những khẩu hiệu về lợi ích xuất khẩu lao động, những lời dụ dỗ, những lời hứa hẹn về một thiên đường đổi đời chính là miếng mồi biến con người thành những con mồi cho những cuộc trao đổi.

Con người là tài sản vô giá, cao hơn mọi tài nguyên khác. Trong khi tài nguyên thiên nhiên bị vét cạn kiệt, đến tài nguyên là con người cũng bị vắt kiệt trong trò xuất khẩu đó thì tương lai của đất nước sẽ về đâu? Đem tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên con người bán cho nước khác là sự bế tắc tột cùng của một nền kinh tế không có sức sống nội tại, chỉ biết dựa dẫm vào bên ngoài, và thực chất là làm giàu cho ai? Đã bao giờ Đảng đặt ra câu hỏi này chưa?

Yêu nước là bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên đất nước. Khai thác và bán tùy tiện tài nguyên thiên nhiên lẫn con người thì yêu nước kiểu gì?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here