Tụt hậu do ai?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Hàn Quốc bắt đầu chương trình đổi mới vào năm 1962, theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB) thì khi đó thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 106 USD, trong khi đó mức thu nhập trung bình cả thế giới là 490 USD. Như xuất phát điểm của Hàn Quốc thấp hơn mức trung bình thế giới là 384 USD. Đến năm 1992 thì thu nhập bình quân của Hàn Quốc là 8.001 USD, trong khi mức thu nhập trung bình thế giới 4.662 USD. Vậy sau 30 năm, Hàn Quốc từ chỗ thấp hơn trung bình thế giới 384 USD trở thành vượt mức trung bình thế giới 3.339 USD. Và ngày nay Hàn Quốc đã bỏ rất xa mức Trung Bình của thế giới.

Việt Nam bắt đầu chương trình đổi mới vào năm 1986, cũng theo số liệu WB thì lúc đó thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 442 USD, trong khi đó của thế giới là 3.070 USD. Như vậy xuất phát điểm của Việt Nam sau mức trung bình thế giới 2.628 USD. Đến năm 2016 thì thu nhập bình quân của Việt Nam có thu nhập là 2.192 USD, trong khi mức trung bình thế giới là 10.248 USD. Vậy sau 30 năm Việt Nam từ vị trí cách mức trung bình thế giới 2.628 USD thì nay khoảng cách này không những không rút ngắn mà còn bị nới rộng lên thành 8.056 USD.

Kinh tế thế giới như là cuộc chạy đua marathon, bất kỳ đối tượng nào cũng đều bỏ xa xuất phát điểm của chính mình. Không cuộc đua nào mà người ta so sánh vị trí của mình ở thời điểm hiện tại với chính mình trong quá khứ cả. Người ta so sánh mình với những đối thủ khác trong cùng thời điểm. Nếu khoảng cách ngày càng bị nới rộng thì chính ta đã tụt hậu. Chính vì thế mà không ai so sánh tương đối (tức lập tỷ số bằng phép chia) mà phải so sánh tuyệt đối (tức dùng phép trừ để thấy khoảng cách chênh lệch) mới thấy được khoảng cách giữa ta với những đối thủ khác.

- Quảng Cáo -

Rõ ràng nếu lấy chuẩn là mức trung bình thế giới thì chúng ta thấy rằng, Hàn Quốc và Việt Nam đang tiến về 2 hướng ngược nhau. Hàn Quốc ngày càng bỏ xa mức trung bình thế giới thì Việt Nam lại bị mức trung bình thế giới bỏ xa. Có một nghịch lý là trong khoảng 15 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc luôn thấp hơn Việt Nam. Có ngịch lý không? Nếu nhìn con số ai cũng thấy nó nghịch lý, nhưng nếu đi sâu vào bản chất nó không hề nghịch lý.

Thực ra để đánh giá sức mạnh nền kinh tế, cần tính đến GNP chứ không phải GDP. GNP là tổng sản phẩm do công dân nước đó làm ra. Còn GDP là tổng sản phẩm trên lãnh thổ nước đó bao gồm cả những nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy thì tốc độ tăng trưởng GNP mới phản ánh đúng để phản ánh sức mạnh nền kinh tế đó. Như ta biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hết 70% nằm trong tay nhóm doanh nghiệp nước ngoài – FDI. Doanh nghiệp nước ngoài họ xuất nhiều nhập ít, trong khi đó doanh nghiệp trong nước xuất ít nhập nhiều. Nếu tước bỏ phần FDI ra thì còn lại GNP của Việt Nam không còn là bao cả. Trong khi đó giai đoạn 20 năm đầu tiên khi đổi mới, mức tăng trưởng GDP của Hàn Quốc trung bình 10% mỗi năm, một mức tăng trưởng rất cao. Nhưng đó chỉ là GDP, còn GNP Hàn Quốc có tăng trưởng còn hơn thế nữa, riêng lĩnh vực chế tạo trong GNP – một lĩnh vực cốt lõi đem lại sự phát triển bền vững cho Hàn Quốc luôn có tăng trưởng trên 14% mỗi năm.

Ngày 07/11/2019, trên báo Vnexpress có bài “Việt Nam chậm 2-3 thế hệ so với các nước về công nghiệp hóa” đã dẫn lời Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói rằng “xuất phát điểm thấp là một trong những lý do khiến Việt Nam chưa phát triển được ngành cơ khí chế tạo”. Thật ra cả Hàn Quốc và Việt Nam đều xuất phát điểm thấp, cả 2 đều đứng sau mức trung bình thế giới nhưng tại sao Hàn Quốc rút ngắn và vượt còn Việt Nam thì ngày càng bị bỏ xa? ĐCS phải chịu trách nhiệm về thực trạng này chứ không thể chối bỏ theo kiểu “Mất mùa đổ tại thiên tai, được mùa bảo tại thiên tài đảng ta” được.

ĐCS đã giành độc quyền lãnh đạo bằng điều 4 Hiến Pháp, thế nhưng khi đất nước tụt hậu lại đổ cho “xuất phát điểm thấp” chứ không phải bởi quản trị tồi. Rõ ràng đây là một minh chứng rằng, ĐCS giành quyền lãnh đạo đất nước để trục lợi chứ không hề có trách nhiệm với đất nước. Kẻ có trách nhiệm không bao giờ đổ lỗi, kẻ có trách nhiệm luôn có óc cầu tiến, kẻ có trách nhiệm luôn lắng nghe và học hỏi những điều tốt những điều có lợi cho đất nước chứ không bao giờ tự cho mình là chân lý rồi chụp mũ cho những lời nói thật là “phản động”, là “xuyên tạc” vv… Bản chất của ĐCS là không lắng nghe, không thừa nhận cái sai của mình mà chỉ tìm lý do đổ lỗi. ĐCS, một tập đoàn chính trị vô trách nhiệm với đất nước.

Tham khảo:

https://data.worldbank.org/indicator/ny.gdp.pcap.cd…

https://vi.wikipedia.org/…/Kinh_t%E1%BA%BF_H%C3%A0n_Qu%E1%B…

https://vnexpress.net/…/viet-nam-cham-2-3-the-he-so-voi-cac…

P/S: không biết vì lý do gì mà báo Vnexpress đã rút bài “Việt Nam chậm 2- 3 thế hệ số với các nước công nghiệp hoá” và thay bằng bài “Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bị truy về dự án điện chậm”. Nội dung bị rút mời mọi người xem ở đây:
https://baoxacminh.com/viet-nam-cham-2-3-the-he-so-voi-cac-…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here