Phát hiện đáng quan tâm: Bệnh nhân nhiễm Virus Corona mà không có triệu chứng bịnh

- Quảng Cáo -

Vu Kim Hanh|

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin: một nghiên cứu mới về coronavirus Vũ Hán đã phát hiện là người bệnh đã nhiễm virus mà không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài. Biến thể mới của virus đây chăng? Nó báo hiệu điều gì?

Phát hiện này được đăng trong ấn bản thứ sáu của tạp chí y khoa The Lancet, do một nhóm các bác sĩ, trong đó có chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hồng Kông, Giáo sư Yuen Kwok-yung, dựa trên nghiên cứu của họ về một gia đình sáu người, được nhận vào bệnh viện của Đại học Hồng Kông,Thẩm Quyến ngày 10/1/2020.

Các thành viên của một gia đình đã từ Thẩm Quyến đến Vũ Hán từ 29 tháng 12 đến ngày 4 tháng 1, và đều được chẩn đoán đã mắc coronavirus – tức 2019-nCoV. Quá trình chụp cắt lớp vi tính (quét CAT) của cậu bé 10 tuổi cho kết quả là cậu bé bị nhiễm virus mà lại không thể hiện triệu chứng nào. Cậu bé được đặt tên là BỆNH NHÂN THỨ 5 trong báo cáo y khoa. Trong đoàn người đi đến Vũ Hán, còn có một bé gái 7 tuổi không bị nhiễm virus. Mẹ cô bé cho biết “đã đeo khẩu trang cho bé suốt thời gian ở Vũ Hán”. Như vậy, cậu bé 10 tuổi bị nhiễm virus dù không hề đi tới Vũ Hán, chính là bị lây nhiễm bởi người trong gia đình. Với đứa bé này, cần cách ly lập tức, theo dõi càng sớm càng tốt vì như vậy là “nhiễm virus không triệu chứng” đã xảy ra, nếu chần chừ vì không thấy triệu chứng thì có thể ảnh hưởng ngay tính mạng bệnh nhân. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ và đặc biệt với những đối tượng gần gũi người mắc bệnh (hay khả nghi cao là mắc bệnh) dù họ không thể hiện triệu chứng gì, thì đây là yếu tố nguy hiểm trong quỹ đạo của virus Vũ Hán, có thể làm tăng rất nhanh số ca nhiễm bệnh ở khắp các quốc gia ngoài Trung Quốc.

- Quảng Cáo -

Báo cáo khoa học công bố trên tờ the Lancet có mấy điều mới đáng quan tâm: trẻ em vẫn bị lây bệnh và điều đáng sợ là mắc bệnh mà không có triệu chứng gì để nghi ngờ hay nhận biết.

Báo cáo cũng đã so sánh trường hợp nhiễm virus mà không có triệu chứng này với tình trạng dẫn tới đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars) năm 2003.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số trấn an rằng so với dịch Sars năm 2003, mạng lưới giám sát và khả năng điều trị của Trung Quốc đã có cải thiện (trong vòng vài tuần, có thể công bố trình tự bộ gen của virus, giúp phát triển chẩn đoán nhanh chóng và xét nghiệm và kiểm soát dịch tễ học hiệu quả hơn) nhưng việc virus lan quá nhanh, số người tử vong (cuối ngày 25/1/2020 đã là 42 người) tăng gấp đôi chỉ trong vài ngày, nhất là virus phát tán khắp nước TQ rộng lớn (nay chỉ còn Tây Tạng là chưa có người bệnh) và khắp thế giới đang khiến các nhà khoa học phải nín thở theo dõi biến thể của virus đang diễn ra…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here