Việt Nam có đi theo con đường Corona của nước Ý hay không?

- Quảng Cáo -

Timothy Trinh|

Tính đến hôm nay, nhiều người đã chết bởi vì viêm phổi cấp Vũ Hán ở Ý hơn là ở Trung Quốc – tâm chấn ban đầu của đại dịch. Số người chết ở Ý đã tăng thêm vào ngày hôm qua, và hiện tại là 3.405 tử vong. Trong cùng lúc, Trung Quốc, với tổng số 3.245 người chết, cũng là ngày đầu tiên báo cáo không có ca nhiễm mới nào tại địa phương.

Ông Giorgio Gori, thị trưởng thành phố Bergamo của Ý, cho biết hôm thứ Tư rằng số ca tử vong do vi-rút corona trong thị trấn có thể cao hơn nhiều so với báo cáo. “Có một số lượng đáng kể những người đã chết nhưng cái chết của họ không được quy cho vi-rút corona, bởi vì họ chết tại nhà hoặc trong một viện dưỡng lão”, ông Gori nói với phóng viên Reuters. “Có một số trường hợp chưa kịp lấy mẫu dịch bệnh để xét nghiệm”.

Ít nhất các quan chức Ý thành thật nhìn nhận những thiếu sót có thể xảy ra trong các báo cáo của họ.

- Quảng Cáo -

Ngược lại, các con số của Trung Quốc không thể tin tưởng được, nếu không muốn nói là những báo cáo láo. Điển hình, sau khi Bắc Kinh tuyên bố Vũ Hán không có ca nhiễm mới trong ngày 18/3, thì cơ sở truyền thông NTD đã có bằng chứng cho thấy chỉ riêng một Cộng đồng Wangdian, ở Phố Jiufeng tại vùng phát triển Hồ Đông của Vũ Hán đã có 5 trường hợp được xác nhận vào lúc 5:00 chiều, ngày 18 tháng 3. Bản tin địa phương thông báo 5 ca nhiễm mới, trong khi trung ương báo cáo với quốc tế “không có ca nhiễm mới nào cả”.

Đây là bản tin của Cộng đồng Wangdian, ở Phố Jiufeng tại vùng phát triển Hồ Đông của Vũ Hán báo cáo đã có 5 trường hợp được xác nhận vào lúc 5:00 chiều, ngày 18 tháng 3. Nhà nước Bắc Kinh báo cáo với quốc tế là không có ca nhiễm mới nào cả ở địa phương.

Các bạn thử nhìn vào báo cáo tổng kết hôm nay. Nếu so sánh giữa tổng số 41.035 ca nhiễm (Ý) với 80.967 ca nhiễm (Trung Quốc), các bạn có thể đặt câu hỏi tại sao con số tử vong ở Ý lại cao hơn Trung Quốc (trong khi Trung Quốc có gần gấp đôi tổng số ca nhiễm). Có lẽ nào nước Ý có dân số nhiều người lớn tuổi đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản, nên số tử vong cao hơn. Hoặc có thể nhà nước Trung Quốc đã không đếm con số hàng ngàn người chết trong nhà và ngoài phố Vũ Hán trong thời gian qua. Hoặc có thể là cả hai.

Việt Nam thì sao? Một quốc gia mở toanh cửa khẩu cho hàng chục ngàn khách Trung Quốc nhập vào từ Tết Nguyên Đán, nhưng báo cáo chỉ có 16 trường hợp kéo dài cả tháng trời. Tất nhiên là Việt Nam đã báo cáo thiếu sót, có lẽ vì không đủ năng lực để xét nghiệm con số người bệnh. Không xét nghiệm, sẽ không có kết quả. Không có kết quả, sẽ không có báo cáo. Việt Nam như người mù đang lần mò trong cơn đại dịch, không biết cả nước đã thật sự có bao nhiêu người nhiễm bệnh.

Việt Nam có đi theo con đường corona của nước Ý hay không?

Tất cả hậu quả từ hành động của một nhà nước mở toanh cửa khẩu sẽ dồn gánh nặng lên người dân trong nước. Hôm nay, mỗi người dân trong nước sẽ không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải hạn chế mọi sinh hoạt, đi lại, làm việc, học hành và tiếp xúc trong xã hội. Nếu không tạo được sự xa cách xã hội (social distancing) trong những tuần lễ tới đây, thì Việt Nam sẽ không thoát được tai họa hiện nay của nước Ý.

Người Đà Lạt Xưa
March 20, 2020.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here