Vì sao chế độ bản vị vàng sụp đổ? Và vì sao nên đầu tư vàng?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Ngày nay không ai xa lạ gì những chính sách kích cầu của chính phủ và ngân hàng Trung ương khi xử lý khủng hoảng kinh tế. Nói chung là bơm tiền. Khi gặp hủng hoảng kinh tế nhà nước nào cũng làm thế cả, cũng nới lỏng tiền tệ, cũng tăng chi tiêu chính phủ. Có điều, khác nhau là tính hiệu quả của chính sách. Nhà nước nào càng minh bạch, chính sách càng hiệu quả, nhà nước nào càng bất minh chính sách càng kém hiệu quả. Vậy thôi.

Khi dùng thuốc chữa bệnh người ta hay nói đến “phản ứng phụ”, thì chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu chính phủ cũng thế. Nó có tác dụng giúp nền kinh tế sớm hồi phục, nhưng “phản ứng phụ” của nó là nguy cơ gây nên lạm phát. Vậy nên, sau khi kinh tế hồi phục thì người ta đổi chính sách rút tiền về để kìm hãm lạm phát. Chính sách kích cầu nó như con dao hai lưỡi, dùng khéo thì nó gọt nhanh, nếu dùng không khéo cả hai lưỡi cứa đứt tay ta. Vậy nên, khi nền kinh tế khủng hoảng, một chính quyền yếu kém tung gói kích cầu nhưng không tạo ra sự hiệu quả, thì coi chừng lợi bất cập hại. Khi đó có thể nền kinh tế không những không hồi phục mà đồng tiền lại trượt giá mạnh. Mà khi đồng tiền trượt giá mà nhà nước không chặn được thì xem như tài sản xã hội cứ vơi đi và kinh tế lại lún sâu và khủng hoảng và lạm phát mà không cách nào bứt ra được. Đất nước XHCN Venezuela là một trường hợp như thế, hay CHXHCN VN thời Tố Hữu nắm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng phụ trách tài chính cũng là như thế.

Nói chung suy thoái kinh tế cũng đáng sợ, mà đồng tiền trượt giá cũng đáng sợ không kém. Chính vì vậy, để chống lại sự trượt giá của đồng tiền, thì trước đây nhiều nước đã gắn giá trị đồng tiền của họ với vàng. Cách giữ giá đồng tiền như vậy, người ta gọi nó là “chế độ bản vị vàng”. Vậy chế độ này là gì? Là nhà nước phải bung tiền ra hay rút tiền về sao cho giá vàng trên thị trường cố định ở một mức giá. Khi áp dụng chế độ này, nhà nước muốn in tiền ra thì trong kho của họ phải có được lượng vàng tương đương để đảm bảo cân bằng giá trị. Chính sách này rất tốt nếu nền kinh tế không gặp khủng hoảng. Còn khi kinh tế khủng hoảng thì nó lại trở thành cái cùm trói tay trói chân chính phủ và ngân hàng Trung ương nên họ không cách nào ra chính sách để ngăn chặn khủng hoảng.

- Quảng Cáo -

Từ năm 1879, Mỹ đã áp dụng chế độ bản vị vàng và lúc đó đồng USD rất ổn định và kinh tế phát triển tốt. Thế nhưng đến năm 1929 thì xảy ra đại suy thoái. Lúc này vì vướng chế độ “bản vị vàng” mà chính phủ và Cục Dự Trữ Liên Bang không thể dễ dàng kiểm soát khủng hoảng được. Và đến 4 năm chính phủ Hoa Kỳ lúc đó cứ loay hoay mà không có cách nào khả dĩ để stop cơn đại suy thoái được. Nhưng may thay, ngày 4 tháng 3 năm 1933, Franklin D. Roosevelt được ngồi vào ghế tổng thống thì ngay sau đó, vào ngày 5 tháng 6 năm 1933 ông đã cho bãi bỏ chế độ bản vị vàng. Và sau khi chế độ bản vị vàng bị bãi bỏ thì chính phủ và Cục Dự Trữ Liên Bang như được cửi bỏ xiềng xích và họ đã ra chính sách và kết thúc thời kỳ đại suy thoái sau đó.

Chế độ bản vị vàng bị xóa, mãi cho đến gần kết thúc Chiến Tranh Thế Giới thứ II, tức 1944 các nước gồm: Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật và các nước Tây Âu họp tại Bretton Woods – New Hamsphire – Mỹ, để bàn về vác vấn đề về thanh toán quốc tế sau thế chiến. Hội nghị này bàn nhiều vấn đề, nhưng nổi cộm nhất là 3 vấn đề sau: Đó là thành lập Ngân Hàng Thế Giới – WB; thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế – IMF; và các nước quay lại chế độ bản vị vàng với quy định 35 USD/1ounce vàng. Và chế độ bản vị vàng này được hồi sinh để giữ ổn định cho đồng USD. Mãi đến năm 1971, vì vướng víu trong việc áp dụng các chính sách phát triển cho nền kinh tế, nên tổng thống Richard Nixon lại phải rút khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền để dễ bề áp dụng chính sách linh hoạt hơn..

Mỹ kết thúc chế độ bản vị vàng năm 1971 là có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân thứ nhất, là chế độ bản vị vàng ngăn cản Mỹ in tiền tài trợ chiến tranh, đặc biệt là Chiến Tranh Việt Nam; Nguyên nhân thứ nhì là từ năm 1960 đến năm 1971, Nhật cho đánh sụt giá đồng Yen trong khi USD thì bị neo ở 35USD/1ounce nên hàng Nhật trở nên rẻ so với hàng Mỹ, và thế là hàng Nhật vào Mỹ ào ạt và làm cho hàng Mỹ trở nên khốn đốn ngay trên đất Mỹ. Ngày đó hãng mô tô Harley Davidson xém bị đánh chết bởi Honda, Suzuki, Yamaha đến từ Nhật. Chính vì vậy nên chế độ bản vị vàng đã bị bãi bỏ và đồng USD được thả nổi là vậy.

Như vậy, ta thấy từ năm 1971 đến nay giá vàng cơ bản là tăng, tăng nhiều hơn giảm. Và cho đến hôm nay đã chạm mốc 2.000 USD/ounce rồi hơn 57 lần so với năm 1971. Tuy vàng có những lúc giảm, nhưng sự giảm ấy là cục bộ, nó tăng nhiều nhưng giảm ít. Vàng luôn là vậy. Nếu khủng hoảng kinh tế càng nhiều thì vàng lại càng tăng giá, và chắc chắn khi Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã không còn neo giá trị USD với vàng, thì khoảng cách giá trị giữa vàng và USD càng ngày càng xa thôi. Vậy nên, ai mua được vàng hôm nay, cửa thắng rất cao, cửa thua rất thấp. Nếu có thua vì vàng giảm giá thì chẳng qua, người ta đã xui xẻo mua vàng lúc đỉnh mà thôi.

Mọi người an tâm, vàng không bao giờ rớt giá thê thảm như cổ phiếu được. Và chắc chắn nó sẽ không rơi về giá ban đầu như trước khi tăng, mà nếu có giảm thì giảm về một mức giá cao hơn trước khi tăng. Vì sao? Vì 2 nguyên nhân sau: thứ nhất, hiện giờ đã không có sợi dây neo giữa vàng và USD nữa; thứ nhì, bản chất vàng là tài sản nó không phải là giấy ghi nợ như cổ phiếu nên nó có hạ cũng hạ từ từ chứ không rơi tự do như cổ phiếu được. Vì vậy, hôm nay ai đầu cơ vàng lúc này sẽ thắng lớn, nhưng nếu thua thì chỉ thua nhẹ thôi.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng

https://vietnamfinance.vn/he-thong-bretton-woods-la-gi-20180504224210266.htm

https://countryeconomy.com/gdp/japan?year=1960

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here