Bánh vẽ đây! mại dzô, mại dzô!

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Việt Nam, mỗi tháng tôi chi cho cả gia đình là 23 triệu, tính ra khoảng 1.000 đô la Mỹ. Như vậy mỗi năm tôi phải chi hết 12.000 đô. Giả sử tôi ở Mỹ mà cũng với cách mua sắm y hệt như vậy thì tôi phải chi ra 3.000 đô mới đủ. Vậy vị chi cho cuộc sống ở Mỹ ngang bằng với cuộc sống ở Việt Nam thì mỗi năm tôi phải chi ra 36.000 đô chứ không phải 12.000. Con số 12.000 đô là mức sống thật, còn 36.000 đô ấy là mức sống “Tính Theo Sức Mua Tương Đương”.

Nói đến GDP quốc gia cũng vậy, tổng thu nhập quốc nội của Việt Nam hiện nay là 343 tỷ đô, nhưng tính theo sức mua tương đương (PPP) lại là 1.005 tỷ đô. Vậy nếu tính theo sức mua tương đương thì đồng tiền Việt Nam đồng sẽ tăng giá trị lên 2,93 lần, khi đó chỉ có 7.500 đồng đổi lấy 1 đô la Mỹ chứ không phải là 23.000 nữa. Ồ nghe hấp dẫn nhỉ? Nhưng liệu người dân Việt có hưởng tỷ giá đó không? Xin thưa là không! Vì sao? Vì thực tế thị trường ngoại hối chỉ chuyển đổi 23.000 đồng/1đô. Các doanh nghiệp nhập khẩu muốn bán tiền đồng mua đô để nhập hàng thì họ cũng mua đô với tỷ giá 23.000 đồng/1đô. Để định giá trị các doanh nghiệp Việt Nam theo giá thị trường thế giới thì người ta cũng dùng tỷ giá 23.000 đồng/1đô. Và tất nhiên định giá nền kinh tế người ta cũng chỉ là dùng tỷ giá 23.000 đồng/1đô mới chính xác nhất.

Thực ra rổ mua sắm của người Việt rất khác với người Mỹ. Người Việt mua thức ăn bẩn, hàng kém chất lượng của Tàu và rất ít người có thói quen xài hàng nông sản Úc, ô tô Nhật vv… Tuy nhiên rổ mua sắm của người Mỹ lại khác, chuyện cơm- áo – gạo của họ không thành vấn đề, đồng thời gia đình nào cũng có chi phí mua ô tô trong khi rất ít người Việt đủ khả năng mua ô tô. Tuy gạo, rau, củ ở Mỹ giá cao, nhưng ô tô tại đó lại có giá rất thấp, có khi thấp hơn một nửa so với xe cùng loại ở Việt Nam. Người Việt ăn gạo, rau, củ quả của Việt hoặc của Tàu rất kém chất lượng nên giá thấp là đương nhiên, còn những thứ đó ở Mỹ là hàng đảm bảo chất lượng nên giá cao. Ở Việt Nam mà ăn nho Mỹ, Kiwi New Zealand, bò Úc vv… thì chẳng được mấy gia đình có đủ khả năng như vậy. Nếu ở Việt Nam mà chỉ mua thực phẩm organic để dùng thì chắc chắn chi tiêu gia đình đó ở Việt Nam không thấp hơn ở Mỹ .

- Quảng Cáo -

Thực ra để đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế so với những nền kinh tế khác, dùng sức mua tương đương là không phản ánh được. Và thực tế thế giới chẳng ai chịu quy đổi tỷ giá ngoại tệ theo sức mua tương đương cả. Vậy nên, người Việt cũng đừng nên kỳ vọng về cái gọi là “quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1,05 ngàn tỉ đô la Mỹ và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 ngàn đô la” nữa. Con số ảo thôi, nó chỉ có giá trị tự sướng, còn giá trị thực của nền kinh tế vẫn phải là GDP thật sự kìa. Bỏ đi, đừng mừng với những con số đó. Năm mới, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho bạn đọc ăn một cái bánh vẽ to đùng./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.thesaigontimes.vn/…/quy-mo-kinh-te-viet-nam…

#kinhtếVN

- Quảng Cáo -