Covid không còn là một đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội Đan Mạch

- Quảng Cáo -

Timothy Trinh

Đan Mạch quyết định Covid-19 không còn là một đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội, và trở thành quốc gia đầu tiên ở EU dỡ bỏ tất cả các hạn chế kể từ đầu tháng hai mặc dù đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ ca nhiễm bình quân đầu người.

Công chúng không còn bị buộc đeo khẩu trang, không cần hộ chiếu vắc-xin để vào các quán bar, nhà hàng và địa điểm thể thao, và không bị cách ly đối với cá thể nhiễm bệnh.

Điều gì đã cho chính phủ Đan Mạch tự tin để quyết định như vậy?

- Quảng Cáo -

Michael Bang Petersen, một nhà nghiên cứu dẫn đầu cuộc khảo sát toàn cầu về COVID và nhà tư vấn cho chính phủ Đan Mạch, trả lời một cuộc phỏng vấn được đăng vào hôm thứ Sáu trên trang mạng The Atlantic, cho rằng: “Nếu bạn đang theo dõi số lượng lây nhiễm của Đan Mạch, đây có vẻ như là một điều rất, rất kỳ lạ.”

Tuy nhiên, dựa trên các báo cáo “số người nhập viện ICU giảm và thời gian nằm viện ngắn hơn”, ông Petersen cho biết “COVID không còn là một căn bệnh nguy hiểm cho xã hội ở Đan Mạch.”

Theo ông, quyết định của chính phủ Đan Mạch đã xuất phát từ hai điều. Thứ nhất, Đan Mạch có tỷ lệ tiêm vắc-xin rất cao, với 81% dân số trưởng thành tiêm hai liều và 61% đã được tiêm nhắc lại. Thứ hai, Omicron là một biến thể nhẹ hơn.

Sự kết hợp giữa tỷ lệ bao phủ vắc-xin rất cao, cộng với một biến thể nhẹ hơn, có nghĩa là làn sóng dịch bệnh lần này đã không gây nhiều căng thẳng cho hệ thống bệnh viện của Đan Mạch.

Có điểm đặc biệt ở Đan Mạch mà người Việt nên để ý đến.

Người Đan Mạch hầu hết ủng hộ vắc-xin, và đồng thời họ cũng rất phản đối các quy định về vắc-xin. Không có một đảng phái chính trị nào trong Quốc hội Đan Mạch dám lớn tiếng ủng hộ “các nhiệm vụ về vắc-xin” (vaccine mandate).

Điều này có nghĩa rằng đa số người Đan Mạch nhìn nhận vắc-xin là một trong những cách phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhưng họ không muốn bất kỳ ai phải bị ép buộc các nhiệm vụ về vắc-xin.

“Thực tế là tỷ lệ bao phủ vắc-xin của chúng tôi quá cao, vì vậy mọi người có thể cảm thấy ít cần thiết phải bắt buộc mọi người phải tiêm chủng”, Petersen nhận xét.

Ông góp ý thêm: “cũng có nghiên cứu cho thấy rằng các nhiệm vụ về vắc-xin có thể làm tăng những điều khiến mọi người chống lại vắc-xin ngay từ đầu, chẳng hạn như không tin tưởng vào các cơ quan chức năng và cảm thấy như họ đang bị buộc phải làm điều gì đó có hại cho họ.”

Và đó là Đan Mạch, một quốc gia hàng đầu trong Chỉ số Hạnh phúc Thế giới./.

Người Đà Lạt Xưa

- Quảng Cáo -