Các giới chức Tây Phương cho biết, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ Hải Quân tại Campuchia

Trước căn cứ hải quân Ream của Campuchia vào Tháng 7/2019 (Ành: AP)
Trước căn cứ hải quân Ream của Campuchia vào Tháng 7/2019 (Ành: AP)
- Quảng Cáo -

By Ellen Nakashima and Cate Cadell – Washington Post – Lê Vĩnh lược dịch

Các giới chức Tây Phương cho biết Trung Quốc đang bí mật xây dựng một căn cứ hải quân ở Campuchia để sử dụng độc quyền cho quân đội của họ. Phương Tây cho biết, cả hai nước (TQ và Campuchia) đều phủ nhận tin tức vừa kể và thực hiện các biện pháp bất thường để che giấu việc xây dựng đó.

Việc Trung Quốc thành lập căn cứ hải quân ở Campuchia – là căn cứ hải quân thứ hai của TQ ở nước ngoài và là căn cứ hải quân của TQ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, mang một ý nghĩa chiến lược – là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh, nhằm xây dựng một chuỗi các căn cứ quân sự trên khắp thế giới, nhằm hỗ trợ khát vọng trở thành cường quốc thế giới của TQ. Các quan chức Tây Phương cho biết như vậy.

Một căn cứ quân sự khác, và là căn cứ duy nhất ở nước ngoài của Trung Quốc hiện nay, là căn cứ hải quân ở Djibouti, một quốc gia ở phía đông Phi Châu. Các giới chức và nhà phân tích cho biết, có một căn cứ hải quân có khả năng tiếp nhận các tàu hải quân lớn ở phía tây Biển Đông, sẽ là một yếu tố quan trọng trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, và sẽ tăng cường sự hiện diện của họ gần các tuyến đường biển quan trọng của Đông Nam Á.

- Quảng Cáo -

Một giới chức Tây Phương cho biết: “Chúng tôi đánh giá Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc. Họ coi Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực họ có chủ quyền, và là vùng họ có ảnh hưởng ảnh hưởng từ trong lịch sử của Trung Quốc”. “TQ coi sự trỗi dậy của Trung Quốc ở đó là một phần của xu hướng toàn cầu hướng tới một thế giới đa cực, nơi mà các cường quốc khẳng định lợi ích của họ, trong nhận thức về phạm vi ảnh hưởng của họ”.

Quan chức này cho biết, Bắc Kinh đang coi khu vực đó là khu vực “có lợi ích cốt lõi của TQ và không ai có thể thách thức và tranh chấp được với TQ”. Thông qua sự kết hợp giữa cưỡng bách, trừng phạt và đe dọa trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự, TQ tin rằng TQ có thể khiến các quốc gia khác phải tuân theo lợi ích của TQ. “Về cơ bản, Trung Quốc muốn trở nên hùng mạnh đến mức các quốc gia trong khu vực sẽ phải trao cho TQ quyền lãnh đạo, hơn là phải đối mặt với hậu quả nếu không làm như vậy”, quan chức này nói.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, vào năm 2019 rằng, theo các giới chức Hoa Kỳ và Đồng Minh quen biết trong vấn đề này thì, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận bí mật (với Campuchia) cho phép quân đội của họ sử dụng căn cứ. Cả Bắc Kinh lẫn Phnom Penh đều bác bỏ tin vừa kể. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tố cáo đó là “tin giả”. Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào thời điểm đó cũng tố cáo cái mà họ gọi là “tin đồn”, và nói rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần là giúp huấn luyện quân sự và trang bị hậu cần.

Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, một giới chức Trung Quốc tại Bắc Kinh đã xác nhận với báo The Washington Post rằng “một phần của căn cứ” sẽ được “quân đội Trung Quốc sử dụng”. Quan chức đó phủ nhận nó được sử dụng “độc quyền” bởi quân đội. Các nhà khoa học cũng sẽ sử dụng căn cứ này. Quan chức đó nói thêm rằng, người Trung Quốc không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trên phần của Campuchia trong căn cứ.

Quan chức này cho biết, ​​vào hôm thứ Năm sẽ khởi công. Các quan chức Trung Quốc sẽ tham dự. Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia dự kiến ​​sẽ có mặt.

Khi được yêu cầu bình luận, Đại sứ quán Campuchia tại Washington cho biết trong một tuyên bố rằng, họ “hoàn toàn không đồng ý với nội dung và ý nghĩa của báo cáo và cho đó một cáo buộc vô căn cứ nhằm mục đích tiêu cực hóa hình ảnh của Campuchia”. Đồng thời nói thêm rằng Campuchia “kiên quyết tuân thủ” hiến pháp của quốc gia. Theo đó sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài trên đất Campuchia, hoặc sự hiện diện trên đất Campuchia. Tuyên bố cho biết: “Việc cải tạo căn cứ chỉ nhằm mục đích tăng cường năng lực của hải quân Campuchia để bảo vệ sự toàn vẹn hàng hải và chống lại tội phạm hàng hải bao gồm đánh bắt cá bất hợp pháp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Theo các quan chức phương Tây, quân đội Trung Quốc đang bí mật xây dựng một căn cứ hải quân, để sử dụng độc quyền trên phần phía bắc của Căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia. (Theo báo The Washington Post)

Các quan chức phương Tây cho biết họ mong đợi sẽ có sự thừa nhận tại buổi lễ về việc Trung Quốc tham gia tài trợ và xây dựng để mở rộng Căn cứ Hải quân Ream, nhưng không có kế hoạch sử dụng căn cứ này của quân đội TQ. Một quan chức thứ hai cho biết, các kế hoạch mở rộng đã được hoàn thành vào năm 2020 và một phần đáng kể được quân đội Trung Quốc yêu cầu cho được “sử dụng độc quyền phần phía bắc của căn cứ, trong khi sự hiện diện của họ sẽ vẫn bị che giấu”.

Giới chức này cho biết, hai chính phủ (TQ và Campuchia) đã nỗ lực để che giấu sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Ream. Ví dụ, các phái đoàn nước ngoài đến thăm căn cứ chỉ được phép đến những nơi đã được phê duyệt trước. Trong các chuyến thăm viếng này, quân nhân Trung Quốc tại căn cứ sẽ mặc đồng phục tương tự như quân nhân Campuchia hoặc không mặc đồng phục, để tránh sự nghi ngờ của quan sát bên ngoài. Cũng theo giới chức này thì, khi tùy viên quốc phòng tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Campuchia đến thăm căn cứ vào năm ngoái, các hoạt động của ông ta đã bị “kiểm soát rất chặt chẽ”.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã đến thăm Campuchia vào năm 2021 nhằm tìm hiểu rõ ràng từ phía Campuchia về việc phá huỷ hai căn cứ Hải quân tại Ream do Mỹ tài trợ xây dựng vào năm trước đó. Theo một bản tin của Bộ Ngoại giao thì việc phá huỷ diễn ra sau khi Campuchia từ chối đề nghị tài trợ của Hoa Kỳ để tân trang  một trong hai căn cứ đó. Theo một báo cáo của Ngũ Giác Đài về các diễn biến quân sự của Trung Quốc vào năm ngoái. Báo cáo cho biết, động thái đó “gợi ý rằng thay vào đó Campuchia có thể đã chấp nhận sự hỗ trợ từ TQ để phát triển căn cứ”.

Quan chức thứ hai cho biết: “Những gì chúng tôi thấy theo thời gian là một mô hình rất rõ ràng và nhất quán về việc cố gắng làm xáo trộn và che giấu cả mục tiêu cuối cùng cũng như mức độ can dự của quân đội Trung Quốc”. “Điều quan trọng ở đây là, việc quân đội TQ độc quyền sử dụng căn cứ đó và có một căn cứ quân sự của mình ở một quốc gia khác”.

Các quan chức cho biết, toà nhà “hữu nghị Việt Nam”do Việt Nam xây dựng, đã được di dời xa khỏi Căn cứ Hải quân Ream vào năm ngoài để ngăn chặn xung đột với quân nhân Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam từ lâu đã có một mối quan hệ căng thẳng, qua việc từ nửa thế kỷ nay, Hà Nội và Bắc Kinh xung đột chủ quyền ở Biển Đông.

Quan chức thứ hai cho biết, sự bí mật xung quanh căn cứ dường như được thúc đẩy chủ yếu bởi sự nhạy cảm của Campuchia, và lo ngại về phản ứng dữ dội trong nước. Quan chức này cho biết, có sự phản đối mạnh mẽ trong nước đối với một căn cứ quân sự nước ngoài. Hiến pháp  của Campuchia cấm sự hiện diện của quân đội nước ngoài trong nước. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khu vực gồm 10 thành viên trong năm nay, Campuchia muốn tránh tai tiếng Campuchia chỉ là “con tốt” của Bắc Kinh.

Campuchia đã và đang đi đúng ranh giới giữa việc hàm ơn và tách biệt khỏi Bắc Kinh. Quan chức thứ hai cho biết Campuchia một “người ủng hộ nhiệt tình” đối với hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN ở Washington vào tháng trước. Vào tháng 3, Campuchia đã cùng với 140 quốc gia khác bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine. Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng và đã công khai khẳng định quan hệ đối tác “không có giới hạn” với Moscow, bao gồm cả việc phản đối NATO mở rộng hơn nữa. Đồng thời, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, với việc Trung Quốc cung cấp viện trợ và đầu tư đáng kể, một xu hướng cũng khiến một số người ở Phnom Penh lo ngại về việc quá tuân thủ Bắc Kinh.

Báo cáo của Ngũ Giác Đài cho biết: “ngoài căn cứ ở Djibouti, được khai trương vào năm 2017, Bắc Kinh đang theo đuổi các căn cứ quân sự khác để hỗ trợ cho các lực lượng hải quân, không quân, lục quân, tác chiến mạng và vũ trụ bên ngoài TQ. TQ đã từng xem xét một số quốc gia cho tham vọng vừa kể, bao gồm Campuchia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Tanzania và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Từ đó, TQ xây dựng một mạng lưới toàn cầu để có thể vừa can thiệp vào các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ vừa hỗ trợ các hoạt động tấn công chống lại Hoa Kỳ,”

Báo cáo cũng nói rằng, các học giả quân sự Trung Quốc đã khẳng định rằng những căn cứ như vậy có thể cho phép triển khai các lực lượng quân sự đa phương vị (in theater) và giám sát tình báo của quân đội Hoa Kỳ.

Quan chức Trung Quốc nói với tờ The Post rằng, công nghệ trạm mặt đất cho hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou (Bắc Đẩu – Không phải sao Bắc Đẩu) được đặt tại Căn cứ Hải quân Ream của Trung Quốc. BeiDou là hệ thống định vị của của Trung Quốc do TQ phát triển, nhằm để thay thế cho cho Hệ thống Định vị Toàn cầu do Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ quản lý. Hệ thống BeiDou được sử dụng trong quân sự bao gồm cả dẫn đường cho tên lửa. Các viên chức không có kiến ​​thức trực tiếp nào về cách hệ thống này vận hành đang được sử dụng.

Theo báo cáo hồi tháng 3 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ngũ Giác Đài, thì quân đội Trung Quốc sử dụng các dịch vụ định vị và định hướng có độ chính xác cao của BeiDou để hỗ trợ lực lượng di chuyển và vũ khí dẫn đường chính xác.

Nỗ lực (xây dựng) căn cứ toàn cầu của Trung Quốc “không chỉ về các căn cứ ngoài TQ mà còn  theo dõi toàn cầu và không gian,” một quan chức phương Tây thứ ba cho biết. Ream của Campuchia là “một trong những nỗ lực nhiều tham vọng nhất của TQ cho đến nay”.

Hải quân của Trung Quốc đã có số lượng lớn nhất thế giới về các chiến hạm. Hải quân Mỹ có 297 tàu chiến các loại (như tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm, v.v. ) theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội. Trong khi đó, theo báo cáo của Ngũ Giác Đài năm ngoái, Trung Quốc có 355 chiến hạm và dự kiến ​​sẽ có 460 chiếc vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo Andrew Erickson, giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân, cho biết,  “những con số đó thật ấn tượng, nhưng nếu không có một mạng lưới cơ sở vật chất mạnh mẽ ở nước ngoài, thì khả năng sử dụng chúng sẽ giảm nhanh chóng theo khoảng cách so với Trung Quốc. ”

Richard Fontaine, giám đốc điều hành của Trung tâm An ninh mới của Mỹ, cho biết Trung Quốc không thể sánh được với mạng lưới các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, một lợi thế chiến lược và quân sự chính của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo ông thì, một căn cứ ở Campuchia “mang lại cho họ TQ một căn cứ ở ngoài lục địa TQ. Nếu không có căn cứ này thì TQ hầu như sẽ không có lực lượng trong khu vực. Đó là điều tự nhiên khiến TQ muốn có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn trên khắp vành đai châu Á và ở Biển Đông, cho phép Bắc Kinh chấp nhận rủi ro – và có ảnh hưởng chính trị đối với các quốc gia ở khá xa bờ biển Trung Quốc ”.

Erickson cho biết: Căn cứ Djibouti là một bước đi đầu tiên hợp lý cho một tiền đồn quân sự vì nó nằm ở một khu vực xa Trung Quốc mà Bắc Kinh muốn hiện diện, trong trường hợp này là để đảm bảo lợi ích năng lượng ngày càng tăng ở Trung Đông. Ngoài ra, Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản từ lâu đã có các căn cứ quân sự ở đó, ông lưu ý. “Câu hỏi sau đó là, làm thế nào để có căn cứ quân sự ở nhiều chỗ?”

Erickson nói, nhà lãnh đạo Hun Sen ở Campuchia đã từ lâu có quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng đã tìm cách thiết lập một căn ở UAE. Năm ngoái, các cơ quan tình báo Mỹ đã biết rằng, Bắc Kinh đang bí mật xây dựng một căn cứ quân sự tại một cảng gần thủ đô Abu Dhabi của Tiểu vương quốc UAE, Tờ Wall Street Journal đưa tin, sau các cuộc gặp gỡ và thăm viếng của các quan chức Hoa Kỳ, việc xây dựng tại thủ đô Abu Dhabi đã bị tạm dừng. Hiện trạng của dự án là không rõ ràng.

Ông Eric Sayers, cựu cố vấn tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết, việc Trung Quốc bí mật xây dựng căn cứ ở Campuchia “giống như một vở kịch, và bắt đầu một cách lặng lẽ”, ông nói, “giống việc Bắc Kinh tuyên bố việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và đảo san hô là vì mục đích hòa bình và hứa rằng các khu vực này sẽ không bị quân sự hóa. Sau đó, khi đã quá muộn, chúng ta đã chứng kiến ​​việc quân sự hóa vĩnh viễn và không thể đảo ngược”.

Ông Ông Eric Sayers cho biết thêm, ông dự kiến ​​sẽ thấy xu hướng này cũng diễn ra ở Quần đảo Solomon, một quốc gia Nam Thái Bình Dương gần đây đã ký một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Vào tháng 4, sau khi bản dự thảo của thỏa thuận bị rò rỉ trên mạng xã hội, Bắc Kinh đã xác nhận thỏa thuận mà cả hai chính phủ đều không công bố. Theo bản sao bị rò rỉ, Trung Quốc sẽ được phép gửi cảnh sát có vũ trang và quân nhân đến quần đảo Solomon để giúp duy trì trật tự. Chính phủ ở đó đã phủ nhận điều đó sẽ dẫn đến việc Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự.

Nhưng các quan chức phương Tây tỏ ra nghi ngờ. Một quan chức phương Tây thứ ba cho biết: “Có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang phát triển các kế hoạch, và đã cử các đội kỹ thuật đến Solomon để khám phá và khả dĩ xây dựng các căn cứ. Điều này mâu thuẫn với những bảo đảm mà chính phủ đã đưa ra đối với các chính phủ đồng minh”.

Trung Quốc thất bại trong hiệp ước Thái Bình Dương, nhưng vẫn tìm cách tăng cường ảnh hưởng trong khu vực.

Thỏa thuận Solomon là một phần trong một nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc – không phải lúc nào cũng thành công – là nhằm xây dựng ảnh hưởng trong khu vực. Tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị, đã hoàn thành chuyến công du 10 ngày đến Nam Thái Bình Dương nhưng không đạt được hiệp ước về an ninh và phát triển với 11 quốc gia ở trong khu vực. Đề xuất của Trung Quốc đã bị gác lại tại một cuộc họp ở Fiji, sau khi một số quốc gia đặt câu hỏi liệu thỏa thuận có gây ra cuộc đối đầu lớn hơn giữa Trung Quốc và các đối thủ trong khu vực hay không.

Một quan chức thứ ba nói, sẽ là sai lầm nếu coi đề nghị của Vương Nghị bị gác lại như một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Bắc Kinh đang suy yếu. Đang có một nỗ lực làm gì đó, mà người Trung Quốc tham gia để không bỏ cuộc, và tiếp tục đi tới. Vì vậy, bất kỳ ai cho rằng đề nghị của Vương Nghị bị gác lại là tín hiệu cho thấy họ đã bị từ chối hoặc đã bị chặn lại, là không đúng./.

- Quảng Cáo -