Thư gửi ông Phan Đình Trạc

- Quảng Cáo -

Thao Ngoc

THƯA ÔNG TRƯƠNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG!

Hiện nay các ông đang tổ chức tổng kết 10 năm của cái gọi là thành tích chống tham nhũng, từ 2012-2022.

Xin thưa với các ông rằng: TBT nói: “Phải cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cây”. Nhưng nếu cái cây ấy đã bị sâu mọt từ rễ đến toàn thân rồi thì làm sao?

- Quảng Cáo -

Các ông đang như một ông bác sĩ, chữa triệu chứng cho bệnh nhân, mà không chữa nguyên nhân gây ra bệnh thì không bao giờ khỏi bệnh.

Không cần “đèn pha” của dân, nếu các ông chịu khó nhìn chắc đã thấy một số biệt thự của các vị “đầy tớ dân” đã phơi bày trên mặt báo. Chỉ những người bị khiếm thị mới không nhìn thấy.

Và đây chỉ là những biệt thự đã hiện nguyên hình. Còn của chìm của nổi của họ bao nhiêu thì chưa ai biết. Chưa nói đến việc họ lấy tiền đâu để cho con đi du học nước ngoài với chi phí hàng trăm triệu mỗi tháng? Và rất có thể có vị đã mua nhà tậu xe bên xứ tư bản giẫy chết rồi.

Xin hỏi rằng các quan lấy tiền ở đâu mà xây nên những biệt thự hoành tránh như vậy, nếu không phải là ăn cắp của dân? Nên nhớ lương các ông ấy chưa xây được cái bờ rào. Đây chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi. Các ông cứ nhắm đó mà điều tra, chứ cần đến dân.

* Điểm danh những biệt thự quan chức tai tiếng nhất, tính đến năm 2020.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt biệt thự quan chức bị dư luận và báo chí phanh phui. Từ đó, lộ ra nhiều kẽ hở trong công tác quản lý, quy hoạch và các quy định về minh bạch kê khai tài sản. Câu hỏi được đặt ra “Các quan chức lấy tiền ở đâu để xây biệt thự, biệt phủ nguy nga hoành tráng lên đến cả tỷ tới vài chục tỷ đồng”?

  1. Biệt thự đồ sộ tại Thanh Hóa – bà Trần Thị Luyến

Căn biệt thự đồ sộ của bà Trần Thị Luyến – vợ ông Nguyễn Ngọc Tiến, trưởng ban nội chính tỉnh Thanh Hóa được xây dựng gần UBND huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa). Căn biệt thự sở hữu 3 mặt tiền thoáng đãng, xung quanh là các tuyến đường rộng, mật độ xây dựng 19%. Diện tích xây dựng tầng 1 là 320m2, tổng diện tích sàn nhà là 865m2. Chiều cao của công trình là 15,45m2 với tổng cộng 3 tầng, tổng diện tích khuôn viên xây dựng là 1.657m2 đứng tên là Trần Thị Luyến.

Hiện gia đình ông Nguyễn Ngọc Tiến đang sinh sống tại căn biệt thự này. Có tin nói chưa có giấy phép xây dựng.

  1. Biệt thự dưới chân núi Hải Vân của tướng Phan Như Thạch

Biệt thự quan chức Phạm Như Thạch là một trong những công trình xây dựng để lại nhiều tai tiếng từ năm 2014. Tại chân núi Hải Vân, ông Thạch cùng với ông Ngô Văn Quang đã xây dựng hai quần thể biệt thự trái phép và bị phát hiện.

Ông Phạm Như Thạch là thiếu tướng công an đã về hưu. Còn ông Ngô Văn Quang là Giám đốc công ty TNHH Phước Minh chuyên khai thác vàng. Cả hai biệt phủ được xây dựng ở vị trí thuận lợi, chỉ cách lối rẽ từ đèo Hải ân đến trụ sở Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu khoảng 400m.

Sau khi bị phanh phui, chính quyền Đà Nẵng điều tra và kết luận do “có sự lỏng lẻo của chính quyền” (?).

  1. Biệt thự tai tiếng nhất Yên Bái – ông Phạm Sỹ Quý

Biệt thự của ông Phạm Sỹ Quý xây dựng ở Yên Bái bị báo chí phanh phu vào tháng 6/2017. Ông Phạm Sỹ Quý là giám đốc Sở TN & MT Yên Bái, em ruột của cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, nay là bộ trưởng bộ nội vụ.

Ông Quý cho biết: “Đây là kết quả của một quá trình lam lũ, nỗ lực làm đủ nghề mà có. Từ thời thanh niên, tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội bán…”.

Sau khi điều tra và có kết luận thanh tra biệt phủ của ông Qúy, Tỉnh ủy Yên Bái xử phạt sổ tiền 507 triệu đồng và cho tồn tại. Đồng thời kỷ luật cảnh cáo, buộc ông Quý thôi chức giám đốc và chuyển về làm phó Chánh văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái cho bà chị của mình. Nay ông Quý đã ra Hà Nội cho gần bà Trà.

4. Biệt thự quan chức Đắk Lắk – ông Nguyễn Sỹ Kỷ

Ông Nguyễn Sỹ Kỷ là Phó Ban Nội chính tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng biệt thự trái phép trên đất nông nghiệp .Vụ việc bị dư luận phanh phu vào đầu năm 2017.

Tháng 3/2017, căn biệt thự của ông bị UBND phường Ea Tam yêu cầu tháo dỡ trong 10 ngày, trả lại hiện trạng đất nông nghiệp ban đầu. Tuy nhiên, cả ông Kỹ và bà Quách Thị Quất (vợ ông) đều không phục và khẳng định: “Vợ chồng tôi sẵn sàng tự sát ngay tại chỗ nếu cưỡng chế. Họ không cưỡng chế ai khác, chỉ cưỡng chế mình gia đình tôi nên chỉ có lấy cái chết để giải oan cho mình”.

Ông nói: “Căn biệt thự là tiền “mồ hôi công sức” của cả 2 vợ chồng từ thời trẻ. Vợ ông buôn bán kinh doanh nhiều mặt hàng. Còn ông Kỷ thì sau giờ làm tranh thủ đi chạy xe ôm thâu đêm tích góp.

Đến thời điểm hiện tại, căn biệt thự của Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk chạy xe ôm thâu đêm vẫn nằm hiên ngang, chưa được tháo dỡ.

5. Biệt thự Kon Tum – ông Phạm Thanh Hà

Cũng trong năm 2017, biệt thự ông Phạm Thanh Hà (TP Kon Tum) vị báo chí và người dân phản ánh do xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Ông Phạm Thanh Hà là Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy.

Tổng diện tích căn biệt phủ xây dựng giữa dãy cao su là 2.000m2 nguy nga, đồ sộ và tráng lệ. Theo ông Hà, căn biệt thự này đã được xây dựng từ năm 1991. Đến năm 2010, ông Hà đã làm đơn đề nghị chuyển 10.000m2 đất nông nghiệp của khu biệt thự sang đất nông thôn. Song, chủ tịch xã lại khẳng định biệt phủ xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được quy hoạch chuyển đổi.

  1. Biệt thự “song sinh” của quan chức Hà Nam

Biệt thự song sinh của hai anh em ông Nguyễn Minh Hoàn và Nguyễn Đức Vượng – bí thư huyện Duy Tiên nằm tại khu đô thị Hòa Mạc huyện Duy Tiên là một trong những biệt thự quan chức khiến dư luận tỉnh Hà Nam nói riêng cảm thấy khó hiểu.

Căn biệt thự của hai anh em ông được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp với mái đỏ tươi, tường sơn màu vàng. Các chi tiết kiến trúc được thiết kế xây dựng tỉ mỉ, cầu kỳ, tuân. Trông từ xa, 2 căn biệt thự này không khác gì một lâu đài tráng lệ.

  1. Biệt thự trên đồi thông Lạng Sơn

Biệt thự trên đồi thông của ông Nguyễn Thế Tuy – nguyên phó Bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn đứng tên bà Hoàng Thị Nga (vợ ông) với tổng diện tích 5.000m2. Phần đất xây dựng chiếm 500m2. Căn biệt thự nguy nga với chiếc cổng bằng đồng chắc nịch, lúc nào cũng đóng kín cùng với hàng rào thép gai, camera chi chít khó tiếp cận.

Theo chủ tịch UBND xã Mai Pha, toàn bộ khu đất mà ông Tuy xây biệt thự đều là đất lâm nghiệp. Còn theo tài liệu của UBND TP.Lạng Sơn cung cấp, ông Nguyễn Thế Tuy xây dựng căn biệt thự trên đất trồng rừng sản xuất. Tới năm 2011, toàn bộ khu đất này đã được chuyển đổi sang đất ở. Thế nhưng các tài liệu chuyển đổi còn nhiều mập mờ chưa minh bạch.

* Các biệt thự của quan chức tai tiếng khác

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều biệt thự quan chức để lại nhiều dấu hỏi cho dư luận như:

– Biệt thự 50 tỷ đồng của ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh. Công trình nằm trên phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. HCM.

-Biệt thự 40 tỷ đồng của ông Ngô Văn Đức, nguyên Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh lộng lẫy nguy nga ngay giữa tuyến đường chính thu hút người dân.

– Biệt thự khoảng 30 tỷ đồng của nguyên phó chủ tịch Hà Nội, ông Phí Thái Bình tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy với mặt tiền hướng ra phố Hoàng Ngân.

* Biệt phủ của bí thư Đảng Ủy Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên ông Trần Văn Khâm xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển Pháp với các chi tiết cầu kỳ, tỉ mỉ.

(Bài viết được trích dẫn nguồn từ các trang báo: Zing, Vietnamnet, Dantri, Soha, Baomoi…)

(https://thietkebietthu.info/biet-thu-quan-chuc-tai-tieng/…

- Quảng Cáo -