Hộ chiếu mới của VN: Liệu cái sảy có nảy cái ung?

- Quảng Cáo -

Trần Đông A – VOA

Đối với người Việt Nam trong nước, việc Hộ chiếu mới bị ba nước Đức, Tây Ban Nha và Séc từ chối cấp visa đã ảnh hưởng đến các đối tượng muốn đi du lịch, đi du học hoặc đi làm việc tại các nước châu Âu kể trên.

Đối với người Việt Nam trong nước, việc Hộ chiếu mới bị ba nước Đức, Tây Ban Nha và Séc từ chối cấp visa đã ảnh hưởng đến các đối tượng muốn đi du lịch, đi du học hoặc đi làm việc tại các nước châu Âu kể trên.

Thủ tướng VN Phạm Minh Chính sáng 3/8 đã đề nghị Bộ Công an nghiên cứu và có giải pháp về vấn đề liên quan tới mẫu hộ chiếu mới, tránh những tác động bất lợi trong bối cảnh mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

- Quảng Cáo -

Ba nước EU từ chối thị thực

Sáng 3/8/20022, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu giải pháp về vấn đề liên quan hộ chiếu mẫu mới, tránh tác động bất lợi trong bối cảnh mở cửa, phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Hộ chiếu mẫu mới được Bộ Công an cấp từ ngày 1/7, giữ nguyên kích thước so với cũ, nhưng màu sắc ở trang bìa đổi thành xanh tím than và đặc biệt là trong Hộ chiếu, không thể hiện thông tin nơi sinh. Từ ngày 27/7 đến nay, lần lượt các Đại sứ quán Đức, Tây Ban Nha và Séc tại Việt Nam đã thông báo dừng cấp thị thực vào hộ chiếu mẫu mới, vì không thể hiện nơi sinh của người sử dụng. Trong khi đó, các Đại sứ quán Anh và Pháp thông báo công nhận hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam.

Cuốn hộ chiếu Việt Nam theo mẫu mới không được một số quốc gia chấp nhận, vì không có “nơi sinh” đã trở thành sự kiện nóng nhất trong tuần qua, nếu căn cứ vào số lượng bài viết trên truyền thông trong nước. Mẫu hộ chiếu mới tuy được khẳng định là theo “xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0”, nhưng trên thực tế đã không chỉ gây lo âu, mà còn đảo lộn sinh hoạt cá nhân của hàng triệu công dân khi cần đi lại bên ngoài lãnh thổ Việt Nam (du lịch, du học, lao động, thăm thân nhân, kinh doanh). Mặc dầu Bộ Công an chưa công nhận sai lầm, vẫn khẳng định, mẫu mới xây dựng trên cơ sở đúng luật và đúng quy chuẩn quốc tế, nhưng gần đây, Bộ Công an đã phải ghi nhận, mẫu hộ chiếu mới tạo ra “vướng mắc về một số yếu tố mang tính chất kỹ thuật” nên “đang phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng các đơn vị liên quan xử lý”. Trước mắt “sẽ ghi bổ sung ở phần bị chú trong hộ chiếu mới ‘nơi sinh’ của công dân”.

Cứ như những gì Bộ Công an đã thể hiện thì các “vướng mắc về một số yếu tố mang tính chất kỹ thuật” do mẫu hộ chiếu mới mà Bộ Công an thiết kế – tổ chức in ấn và cấp phát là… “bình thường”. Chính phủ cũng thấy là… “bình thường” dẫu nhận ra rằng mẫu hộ chiếu có thể “tác động bất lợi trong bối cảnh mở cửa, phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội”, thành ra Thủ tướng chỉ đề nghị Bộ Công an… “nghiên cứu giải pháp” để… “tháo gỡ vướng mắc”. Cục Quản lý Xuất nhập cảnh vẫn khẳng định hộ chiếu phổ thông mẫu mới được cấp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và đạt tiêu chuẩn ICAO. Do vậy, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Việt Nam vẫn cấp mẫu hộ chiếu này như bình thường. Cũng theo Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, trên thực tế, hộ chiếu của nhiều nước trên thế giới cũng không có mục thông tin về nơi sinh nhưng vẫn đang được công nhận.

Những hậu quả nhãn tiền khác

Trả lời phỏng vấn của truyền thông quốc tế, ông Hoàng Quốc Hùng, người điều hành Diễn đàn “Tôi và Sứ quán” dành cho người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, cho biết chính thành viên của Diễn đàn đã cảnh báo việc không có thông tin nơi sinh trong cuốn hộ chiếu mới, trước cả khi phía Đại sứ quán Đức lên tiếng. Theo ông Hùng, Đức và Cộng hoà Séc là hai quốc gia có số người Việt sinh sống đông đảo nhất ở châu Âu, nên việc hai nước này từ chối cấp thị thực cho công dân Việt Nam sở hữu phiên bản hộ chiếu mới sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, đặc biệt là những người cần phải gia hạn visa. Do vậy, phản ứng của cộng đồng người Việt ở những nơi này là khá tiêu cực, theo ông Hùng: “Sau khi mà Bộ Ngoại giao Đức chính thức trao công hàm cho phía Việt Nam, và họ tạm thời dừng, không cấp visa cho những cuốn hộ chiếu đấy, thì phần lớn các thành viên của trang “Tôi và Sứ quán” đều phản ứng rất mạnh về vấn đề không có nơi sinh.”

Đối với người Việt Nam trong nước, việc Hộ chiếu mới bị ba nước Đức, Séc và Tây Ban Nha từ chối cấp visa đã ảnh hưởng đến các đối tượng muốn đi du lịch, đi du học hoặc đi làm việc tại các nước châu Âu kể trên. Trao đổi với phóng viên đài RFA, bà Hoàng Anh, một người kinh doanh du lịch tại tỉnh Bắc Giang cho biết công ty của bà giờ đây phải tránh nhận những khách dùng Hộ chiếu mới: “Hiện giờ thì việc các nước châu Âu không cấp visa cho những người dùng hộ chiếu mới vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh, vì số lượng hộ chiếu mới được nộp vào Đại sứ quán để xin visa vẫn nhỏ, và để tránh rủi ro thì chúng tôi đã quyết định không nhận thêm khách có hộ chiếu mới, còn những người dùng hộ chiếu cũ thì vẫn bình thường.

Nên thận trọng trong việc phê phán

Cuốn Hộ chiếu mới có tiếp tục được phát hành tiếp hay không, liệu cái sảy có nảy cái ung hay không, tùy thuộc vào các cuộc hiệp thương giữa các bộ hữu quan của chính quyền Việt Nam với các đối tác nước ngoài thành công đến mức nào. Nếu vẫn giữ mẫu mới, chắc chắn sẽ phải kèm theo nhiều thủ tục nhiêu khê khác. Cuốn Hộ chiếu Việt Nam tự nhiên lại “mất giá” trong con mắt một số người, với cái trò “vẽ rắn thêm chân”. Tuy nhiên, mọi ý kiến đóng góp cho trong nước, đặc biệt với Bộ Công an, vẫn phải hết sức thận trọng. Chưa ai quên vụ “tổng xỉ vả” đối với Tổng Giám mục (TGM) Hà Nội Ngô Quang Kiệt sau bài phát biểu của ngài tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 20/9/2008. Các cơ quan truyền thông, từ các báo phát hành với số lượng lớn cho đến trang web của các bộ, các ban ngành nhà nước, hồi bấy giờ, đã đồng loạt tố cáo TGM đã “phỉ báng dân tộc”, vì ngài “cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

Trong khi đó, nguyên văn câu nói của Đức cha như thế này: “Chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.” Nếu những ai có cơ hội đọc nguyên văn phát biểu của Đức cha và lắng lòng suy nghĩ về những lời nói của ngài, họ sẽ hiểu ra rằng, chẳng những TGM không nhục mạ dân tộc mà còn là người có lòng yêu nước sâu đậm.

Lý do dấu tên nơi sinh?

Cuối cùng, vẫn còn một câu hỏi lớn xung quanh việc chuyển đổi mẫu Hộ chiếu. Nhiều ý kiến cho rằng, do sơ suất, do làm ăn ẩu tả, nên mới thiếu chi tiết này. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại, đây là việc cố tình giấu nơi sinh, do một số vùng miền ở Việt Nam rất khó xin visa sang EU hay Nhật, Hàn Quốc, bởi tỉ lệ lao động từ những vùng ấy trốn ở lại rất lớn. Một Facebooker “trích lời quan chức giấu tên” cho rằng: “Việc nơi sinh của Hộ chiếu để hay không để đã được thảo luận kỹ trong giới chức có thẩm quyền, chứ không phải là một sai sót về quy trình. Nhưng sau khi cân nhắc thì quyết định bỏ “Nơi sinh”. Đây không phải là câu chuyện an ninh gì ghê gớm mà phải giấu. Rất đơn giản là để tránh chuyện khi xin visa vào nước khác bị từ chối.

- Quảng Cáo -