Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gom cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam

- Quảng Cáo -

Phú Nhuận – VNTB

Nhờ lượng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào mua ròng cổ phiếu đã góp phần giúp thị trường giảm bớt phần nào áp lực.

Vốn ngoại đó là của ‘ngoại’ nào?

Sắc đỏ giảm điểm tiếp tục bao trùm toàn bộ thị trường chứng khoán trong phiên hôm 15-11-2022. Chỉ số của toàn bộ ngành đều giảm điểm, trong đó giảm thấp nhất rơi vào ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (-1,7%). Riêng ba ngành giảm sâu nhất (từ -6% đến -7%) lần lượt gọi tên ngành hàng tiêu dùng, năng lượng và công nghệ thông tin. Các ngành còn lại giảm từ 2% đến dưới 6%.

- Quảng Cáo -

Thuật ngữ khối ngoại mua ròng nhằm chỉ nhóm các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện lệnh mua vào nhiều hơn là bán ra. Về lý thuyết thì một khi đối tượng khối ngoại mua ròng ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo tâm lý tốt và thúc đẩy sự phát triển chung.

Trong chiều ngược lại, khi khối ngoại bán ròng sẽ tạo ra mối lo ngại với thị trường và nhà đầu tư trong nước. Bởi đây là thể là dấu hiệu sự cảnh báo “không lành” từ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo ra tâm lý rụt rè trong các hành động giao dịch của nhà đầu tư trong nước. Nôm na, khi khối ngoại bán ròng ồ ạt, thị trường chứng khoán Việt chắc chắn sẽ gặp khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.

Tuy nhiên nghịch lý ở hiện tại là thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ, và chuyện lượng tiền nước ngoài đổ vào để mua ròng cổ phiếu chi phần nào làm giảm bớt áp lực của thị trường.

Sở dĩ có thể nói như vậy vì lâu nay theo nhiều chuyên gia tài chính, thì nhà đầu tư nước ngoài thường khá nhạy bén với thị trường và dự đoán xu hướng thông qua biểu đồ chính xác. Vì vậy, các nhà đầu tư trong nước thường tin tưởng và giao dịch theo nhà đầu tư ngoại.

Lưu ý là để tránh chuyện “thôn tính”, có quy định về ‘room ngoại’. Hiểu đơn giản, ‘room ngoại’ là tỷ lệ cổ phiếu tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Tỷ lệ này được tính theo %. Quy định về room ngoại sẽ giúp hạn chế rủi ro khi các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.

Tuỳ từng ngành nghề mà tỷ lệ room ngoại sẽ được quy định khác nhau. Chẳng hạn như ‘room ngoại’ của ngành ngân hàng là 30%, các ngành còn lại là 49%.

Trong một số trường hợp đặc biệt, khối ngoại có thể sở hữu thêm cổ phần. Việc tăng/ giảm ‘room ngoại’ sẽ do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần được uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận.

Một tuần trở lại đây, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc liên tục, nhà đầu tư trong nước lo sợ bán tháo, các chỉ số liên tục rơi xuống mức thấp trong nhiều năm thì các nhà đầu tư nước ngoài lại miệt mài thu gom những cổ phiếu tốt với giá rất rẻ như STB, HPG, SSI, VND, KDH…

Chỉ tính riêng sàn HoSE, từ ngày 7 đến 14-11, khối ngoại đã mua ròng tới hơn 5.823 tỉ đồng. Còn nếu chỉ tính giá trị mua thì con số lên tới hơn 13.000 tỉ đồng, lớn nhất trong nhiều tháng trở lại đây./.

- Quảng Cáo -