Tổng bí thư từ nay mạnh hay yếu?

- Quảng Cáo -

Trần Đông A

Nguyễn Phú Trọng và Võ văn Thưởng sắp tới đây có phải là một “bộ đôi hoàn hảo”? Nếu đúng thì rõ ràng, quyền năng của Tổng bí thư từ nay sẽ mạnh lên. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, sự mạnh – yếu của Tổng bí thư có nhiều hàm ý sâu rộng hơn nhiều. Mạnh vì vị thế bao trùm của Đảng Cộng sản và cá nhân ông Trọng trong hệ thống chính trị. Cán cân quyền lực giữa Đảng và Nhà nước hiện đang được cho là nghiêng nhiều hơn về phía Đảng. Cơ chế tập thể lãnh đạo tồn tại trước nhiệm kỳ của ông Trọng nay đã suy yếu trong những năm của chiến dịch chống tham nhũng. Vị thế của Tổng bí thư hiện tại thậm chí còn lớn hơn so với tại Đại hội 13 vào năm 2021, khi Điều lệ Đảng – vốn chỉ cho phép một cá nhân giữ hai nhiệm kỳ Tổng bí thư – bị bỏ qua để cho phép ông Trọng giữ nhiệm kỳ thứ ba. Vào thời điểm đó, các nhà quan sát tin rằng, vì ông Trọng không có đủ quyền năng chính trị để đưa ứng viên của mình, ông Trần Quốc Vượng, lên vị trí số một. Và do đó, việc ông Trọng ở lại là lựa chọn thỏa hiệp. Vì thế, dù Đại hội 13 được một số nhà phân tích coi là “chiến thắng cuối cùng” của Tổng bí thư. Nhưng thực ra, việc ông phá bỏ Điều lệ Đảng lộ rõ điểm yếu, thay vì biểu dương thế mạnh của ông. Và cũng từ đó, đặc biệt là gần đây, trong BCHTƯ, mọi chuyện đều diễn ra không hoàn toàn theo tính toán của Tổng bí thư.

Sự thoái lui “cưỡng bức” đối với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – từng được coi là một trong những người kế nhiệm tiềm năng của Tổng bí thư Trọng tại Đại hội Đảng lần thứ 14 vào năm 2026 – đã loại trừ một trong những cơ sở quyền lực mạnh nhất và tiếp tục củng cố vị trí trung tâm của ông Trọng trong hệ thống “Tứ trụ” của Việt Nam. Nhưng sự phản đối ở cả Trung ương lẫn trong Quốc hội đối với “màn kịch” khá vụng về đã khiến ông Trọng phải chững lại trong việc thực hiện một số ý đồ tiếp tục thâu tóm quyền lực cho cá nhân ông và phe nhóm.

Về cả quyền uy lẫn quyền lực, cả hai “trụ” còn lại ít có khả năng đối trọng với Tổng Trọng. Thủ tướng Phạm Minh Chính được cho là đang phải đối mặt với áp lực lớn do mối liên hệ với một “đại án” tham nhũng, trong khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được cho là gần gũi với ông Trọng. Dù những phỏng đoán này vào thời điểm đó có đúng hay không, nhận định ấy giờ đây có vẻ đã lỗi thời. Lỗi thời là vì, dư luận trong Trung ương cho thấy cả phe cánh Phạm Minh Chính lẫn phe miền Nam, do Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đang câu kết với nhau, khiến chiếc ghế của Tổng bí thư nhiều khi cũng bị “rung lắc”./.

- Quảng Cáo -

Bài trích đoạn

- Quảng Cáo -