Tóm tắt Hải chiến Gạc Ma ngày 14-3-1988

- Quảng Cáo -

Cù Tuấn

Hải chiến Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa hoặc Xung đột Trường Sa là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này.

Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây dựng công trình trên các bãi đá. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của Hải quân và 64 lính. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 25 lính.

chiến sĩ Gạc Ma trước giây phút bị quân Trung cộng nổ súng giết hại.
Các chiến sĩ Gạc Ma trước khi bị quân Trung cộng nã súng đại bác phòng không 37 ly giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh chụp từ một đoạn video do phía Trung cộng phổ biến (ngaymoibt.blogspot.com)

Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.

- Quảng Cáo -

Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh. Theo các báo của Việt Nam thì khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu.

Theo phía Trung Quốc thì trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm dò mỏ dầu ở đây thì Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, vì thế hải quân Trung Quốc “bắt buộc phải tự vệ”. Khi hạm đội Trung Quốc di chuyển tới quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hợp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rất tiếc là biến cố đã xảy ra. Về phía Liên Hợp Quốc thì cho rằng lúc đó họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa. Theo phía Trung Quốc, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo còn bỏ hoang, chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước.

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp. Việc này được cho là do bối cảnh chính trị Liên Xô khi đó đang muốn kết thúc Chiến tranh Lạnh với phương Tây cũng như muốn xích lại gần Trung Quốc.

Trước đó, giữa Việt Nam và Liên Xô đã ký riêng Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương (tháng 11 năm 1978), trong đó ghi rõ là Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức mình về các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Tuy nhiên, sau đó phía Việt Nam yêu cầu không đưa đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm quân sự vào khu vực cảng Cam Ranh để tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra trên đất nước mình. Liên Xô không đưa được tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh nên đã đồng ý rút khỏi Hiệp định tương trợ quân sự sớm 4 năm, bộ đội Hải quân và Không quân Nga cũng dần rút khỏi Cam Ranh. Do vậy, trong trận chiến năm 1988, Liên Xô không còn nghĩa vụ phải điều động quân đội để ủng hộ Việt Nam.

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng, một số vũ khí bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá Len Đao. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-22M từ đất liền bay ra bãi đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản đi; đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá này.

Bài trích đoạn

- Quảng Cáo -