Quảng Cáo

Người dân đồng bằng sông Cửu Long lũ lượt bỏ xứ tha hương

Quảng Cáo

CÀ MAU (CTM Media) – Qua các cuộc khảo sát dân số từ 2004 đến 2014, thì chỉ trong 10 năm, đã có 13 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ ra đi, nhưng nó được xem là chưa thấm vào đâu so với thực tế.

Khu vực vốn được xem là màu mỡ, trù phú nhất Việt Nam càng ngày càng thưa thớt vì nông dân không còn cơ hội kiếm sống ở nơi chôn nhau, cắt rốn của mình.

Trong hai năm gần đây, khi hạn hán, nước biển lấn càng ngày càng sâu vào đất liền, ruộng vườn tiêu điều, xơ xác, số nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ tha hương tăng nhanh tới mức, nhiều vùng chỉ còn người già và trẻ em.

Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26 000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê. Ở Kiên Giang, con số này là 20 000. Tại Sóc Trăng là 10 000…

Thiên tai liên tục trong hai năm vừa qua là những đợt sóng cuối cùng xô nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giạt xa quê hương của họ. Tại đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng vắng tanh, lặng ngắt như : Tuyến kênh T29 chạy qua huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng. Xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang,…

Nếu “tha hương cầu thực” vẫn còn được xem là “vô phúc” thì tỉ lệ “vô phúc” tại Việt Nam đang trở thành hết sức đáng ngại. Hồi Tháng Chín năm ngoái, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” các số liệu trong báo cáo này cho thấy, di cư từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở thành một dòng thác người. Ðáng ngại là nguồn của dòng thác người đó không chỉ đơn thuần ở miền Bắc, miền Trung mà còn xuất phát cả từ đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng theo WB, nếu ruộng đất ở nông thôn dưới 3 héc ta thì các gia đình nông dân khó vượt qua được ngưỡng nghèo. Ly hương trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên ly hương dễ thở hơn.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux