Thấy gì từ điệp khúc “giá lên thì bán, giá xuống thì… hết”

- Quảng Cáo -

Tân Phong – Việt Tân

Một cuộc khủng hoảng chực chờ?

121/550 cây xăng chỉ trên địa bàn TP.HCM đã đóng cửa, số còn lại nhiều cây chỉ bán cầm chừng cho khách hàng. Xe máy thì được đổ 30 ngàn, xe ô tô thì vài trăm ngàn. Một khung cảnh tưởng chừng ở thời bao cấp đã tái hiện khi đám đông người cùng phương tiện vây kín xung quanh các cây xăng để chờ tới lượt mua được lượng xăng ít ỏi theo kiểu phân phối hạn mức.

Đây không phải là lần đầu tiên các cây xăng trong khu vực miền Nam dừng hoạt động với lý do là không còn xăng để bán. Trong khi giới chức Bộ Công Thương thì luôn miệng nói rằng vấn đề này chỉ là “cục bộ” và do sự “chậm trễ nhất thời.” Điệp khúc này cứ lặp lại mỗi khi giá xăng xuống thấp. Nó khiến nhiều người dân nghi ngờ chủ các cây xăng “găm hàng” đợi tăng giá thì mới bán, tạo thêm bức xúc cho người dân vốn đã chịu quá nhiều áp lực từ cuộc mưu sinh khó nhọc.

- Quảng Cáo -

Việc thiếu hụt xăng dầu liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế- xã hội, dân sinh của hàng triệu người. Nó không giống với việc hàng ngàn người bị móc túi vì mua phải những cổ phiếu, trái phiếu rác. Không có xăng dầu nền kinh tế ngưng trệ, xã hội có thể rối loạn ngay lập tức, hậu quả lớn hơn việc một ngân hàng phá sản hay có thêm vài nhân vật trong ban quản trị Ngân Hàng SCB đột tử đúng qui trình.

Kịch bản tồi hơn cả là các sự kiện này diễn ra vào cùng một thời điểm “nhạy cảm” về chính trị-xã hội như hiện nay. Chắc chắn, nó không phải “thiếu hụt cục bộ” như lời dối trá của đám viên chức Bộ Công Thương. Xăng hết, thuốc hết, bệnh viện đóng cửa, quĩ bảo hiẻm xã hội, bảo hiểm y tế thâm hụt, cùng với FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… nối đuôi nhau “vào lò.”

Tất cả đang là các yếu tố kích hoạt rối loạn và sự sụp đổ nền kinh tế có cái đuôi XHCN, giống như người anh em Lào hay Sri Lanka mới đây. Hãy phân tích cái điệp khúc “giá lên thì bán, giá xuống thì hết” đối với mặt hàng xăng dầu, để có cái nhìn rõ hơn về cách thức điều hành kinh tế quái đản của đám “thiên tài đảng ta” như thế nào.

Vai trò điều tiết của nhà nước ở đâu?

Mới đây, trước khủng hoảng thiếu xăng dầu diễn ra ở các tỉnh phía Nam, ông Hồ Đức Phớc, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính đã phải nhanh nhẩu phân trần trước báo giới rằng:

“… Bộ Tài Chính có trách nhiệm trong việc ban hành chi phí định mức đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu và tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc Hội các khoản thuế phí đối với xăng, dầu.

Công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương, do đó, việc đảm bảo nguồn cung xăng, dầu, đảm bảo các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng, dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp…”

Mạng xã hội và cả báo chí đã đăng tải về việc chiết khấu cho cây xăng như hiện tại khiến cho các doanh nghiệp phân phối xăng dầu “càng bán, càng lỗ.” Nhưng theo lời của ông Phớc thì hạn mức chi phí cho các đơn vị kinh doanh phân phối xăng dầu như hiện nay là 1.320 đồng/lit xăng A92. Có lẽ, ông Phớc chưa tính chi phí vận chuyển từ các tổng kho về cây xăng của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Nhưng với mức định mức như ông nói, thì doanh nghiệp cũng không lỗ được. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Theo thông tin từ chủ một số cây xăng mà chúng tôi biết thì việc thiếu xăng dầu là do các tổng kho đầu mối không xuất bán cho các doanh nghiệp trong thời gian qua, chứ không phải họ “găm hàng.” Các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối do Bộ Công Thương chủ quản. Vậy tại sao có chuyện, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” này. Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo tìm hiểu, người viết thấy có mấy vấn đề sau:

  1. Bộ chủ quản không quản lý được các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu

Thời ông Trương Đình Tuyển còn là bộ trưởng Công Thương, cả nước có 11 doanh nghiệp quốc doanh làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Nhưng chỉ riêng thời Trần Tuấn Anh thì số lượng “đầu mối” tăng lên 38 doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện như không có kho bồn chứa, không có cảng nhập, không có tàu chở xăng dầu. Nên những doanh nghiệp này bán lại giấy phép hoặc bán quota cho các doanh nghiệp thứ cấp.

Bộ Công Thương qui định phải ghi rõ đơn vị đầu mối cung ứng xăng dầu để hậu kiểm. Nhưng tình trạng bán giấy phép lòng vòng thường xảy ra và chẳng mấy khi Bộ Công Thương đi hậu kiểm mà chủ yếu đến lấy phong bì.

Tình trạng này rất tồi tệ ở khu vực phía Nam. Việc mua xăng dầu lậu của các đầu lậu như Mai Văn Huy (công ty Xăng Dầu Đồng Tháp), Hùng “xì tẹc” (công ty Thành Phát, Tiền Giang), Nguyễn Thanh Phương (công ty Hoàng Sơn)… là phổ biến.

Thậm chí ngay các chi nhánh của các “ông lớn” nhà nước cũng tích cực tham gia mua xăng lậu, chế xăng giả kém chất lượng như chi nhánh Petrolimex Long An mới đây bị phát giác.

Các tỉnh phía Nam, việc mua bán xăng dầu lậu bằng đường biển thì nhiều hơn ngoài Bắc nhưng việc chế xăng dầu giả, xăng dầu kém chất lượng thì Bắc Nam không thua gì nhau.

Bồn chứa xăng dầu giả trong vụ án Lê Thanh Trung sản xuất tiêu thụ 200 triệu lít xăng dầu kém chất lượng ở Cần Thơ. Ảnh: Thanh Niên

Chỉ riêng vụ án Trịnh Sướng (công ty Mỹ Hưng, Sóc Trăng) đã sản xuất hơn 133 triệu lít xăng giả, 1,6 triệu lít dầu DO. Tổng giá trị hàng giả hơn 2500 tỷ. Trong khi bắt Trịnh Sướng thì phía Bộ Công An cũng khui thêm 43 đồng phạm của Trịnh Sướng sản xuât và tiêu thụ khoảng 200 triệu lít xăng giả khác.

Đây mới chỉ là phần nổi của núi băng chìm. Nghe nói, những đầu lậu như Bình Bồn ở Cát Lở với qui mô sản xuất phân phối xăng giả gấp hàng chục lần Trịnh Sướng, có thế lực chính trị khủng bao che. Khi Vũ Hồng Văn vào Đồng Nai lập chuyên án đánh xăng giả, xăng lậu cũng không dám đụng tới hoặc cũng đã “có phần” nên chỉ lôi hạng “tôm tép” Trịnh Sướng ra xử.

Tuy vậy, xét về qui mô sản xuất pha chế xăng kém chất lượng, xăng giả thì các đầu lậu tư nhân còn thua xa các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế là tất cả các doanh nghiệp nhà nước đầu mối xăng dầu đều pha chế xăng kém chất lượng từ hơn 20 năm qua.

Những năm 2000, các doanh nghiệp quốc doanh đã pha xăng A83 với phụ gia tạo màu để xăng có màu xanh giống như A95, cũng như trộn 1 tỷ lệ dung môi vào A95, RON92, E5… Đây là tình trạng phổ biến mà tất cả các đơn vị kinh doanh xăng dầu đều vi phạm, chỉ khác về tỉ lệ pha chế.

Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn e ngại mức độ an toàn cho các kho bồn chứa nên tỷ lệ dung môi pha chế có ít hơn so với các đầu lậu bất chấp các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ.

Điều đó lý giải tại sao xăng Việt Nam xài toàn A95, RON92… nhưng chỉ số octan không bao giờ đạt. Một lượng lớn dung môi như Naphtha, Solmix, Orgasol, BMsol… được thay thế cho xăng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều trường hợp tai nạn xe đang chạy thì cháy nổ. Thậm chí xe không chạy, để dưới nắng nóng, cũng có thể cháy. Không thể tính được hết thiệt hại đối với nền kinh tế là bao nhiêu và nó diễn ra từ nhiều thập kỷ qua.

Người viết có một người bạn là kỹ sư hóa dầu, học cùng trường Bách Khoa Hà Nôi, con giám đốc công ty xăng dầu khu vực 3 Hải Phòng. Khi tốt nghiệp đại học năm 2003, cậu ta về làm việc tại phòng kỹ thuật công ty của bố và việc duy nhất cậu ta làm là phụ trách phòng kỹ thuật “hô biến” xăng A83 thành A95, RON92… bằng phụ gia tạo màu và pha trộn các loại dung môi dễ cháy thay thế xăng, để công ty kiếm lời nhiều hơn.

Kinh doanh xăng dầu siêu lợi nhuận ở chỗ các công ty đầu mối pha chế xăng kém chất lượng và bán với giá cao, cũng như lợi dụng các chính sách “điều tiết” của nhà nước để hưởng chênh lệch.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước từ Bộ Công Thương, quản lý thị rường, hải quan… hoàn toàn vô dụng trong việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, hàng giả, thật trong lĩnh vực xăng dầu. Chưa kể việc buôn lậu và làm hàng giả được sự tham gia bảo kê đắc lực của đội ngũ biên phòng, cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển, quản lý thị trường.

Nghe nói, cách đây hơn 10 năm, một cái giấy phép để làm “đầu mối” nhập khẩu xăng dầu chỗ Trần Tuấn Anh cấp đã có giá hơn 1 triệu Mỹ Kim. Không những không quản được, mà Bộ Công Thương từ thời Vũ Huy Hoàng đã nát, tới thời Trần Tuấn Anh thì cực kỳ lũng loạn. Tới thời Diên ngồi ghế bộ trưởng kỳ thực chỉ là kẻ “đổ vỏ,” vừa bất tài vừa tham lam, nên chưa được ba bữa thì đã be bét như thế này kể cũng không có gì là lạ.

2. “Cung” thị trường bị xáo trộn và vấn đề an ninh năng lượng

Trong thời gian qua, nguồn cung xăng dầu ở các tỉnh thành phía Nam có thể đã gặp nhiều xáo trộn vì các mạng lưới sản xuất xăng dầu giả kém chất lượng, nhập xăng dầu lậu bị Bộ Công An đánh phá khá mạnh nên tạm ngưng hoành hành. Có vẻ như xăng dầu giả kém chất lượng chiếm một tỷ trọng khá lớn ở các tỉnh thành miền Nam nên khi nguồn cung này bị ngắt quãng, hẳn nhiên cung thị trường sẽ bị xáo trộn.

Cách đây ít lâu, giới chức Bộ Công Thương cho biết Việt Nam không có dự trữ xăng dầu quốc gia mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở kho bãi, bồn chứa của 5 ông lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xăng dầu. Các công ty đó là Petrolimex chiếm 49% thị trường, PV Oil chiếm 15% thị phần, Thanh Lễ (Thalexim) chủ yếu ở thị trường phía Nam, Mipec và Saigon Petro. Nhưng khả năng tồn kho của cả 5 “ông lớn” này cũng chỉ đủ tiêu thụ nội địa trong 6,5 ngày.

Thị phần bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam nằm trong tay một số ít các doanh nghiệp nhà nước. Ảnh: Zing News

Ngoài ra, việc các đầu mối là các công ty xuất nhập khẩu xăng dầu nhà nước “găm hàng” khi giá xuống thấp, bán khi giá được “điều chỉnh lên” là “chuyện thường ngày ở huyện.” Các cây xăng, doanh nghiệp đại lý phân phối nhỏ làm sao có khả năng “găm hàng” khi mà cơ sở kho bãi bị hạn chế.

Hơn 2 tháng trước, việc thiếu hụt xăng dầu đã diễn ra với lý do chậm nhập hàng bổ sung cho nguồn cung bị thiếu vì nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ngưng hoạt động. Còn bây giờ thì là do một trong số 5 “ông lớn” đình bán cho các công ty đại lý. Như vậy, có rất nhiều lý do để các “ông lớn” này “khó ở.” Có thể thấy nền kinh tế, đời sống của hàng triệu người dân và an ninh năng lượng quốc gia hoàn toàn trong tay lũng đoạn của những tập đoàn, công ty nhà nước là những nhóm lợi ích khổng lồ.

3. Vai trò “bộ trưởng Công Thương” trong việc để thiếu hụt xăng dầu vừa qua?

Bộ Công Thương là một siêu bộ, nắm xương sống nền kinh tế, quản lý các tổng công ty tập đoàn công nghiệp lớn, các dự án trọng điểm quốc gia, chuyên môn quản lý, điều hành rất rộng lớn và phức tạp. Mặc dù có bộ máy tham mưu giúp việc khổng lồ, nhưng ở vị trí bộ trưởng vẫn phải biết phối hợp và cân nhắc, quyết định những vấn đề lớn.

Thế nhưng, có một thực tế là đương kim Bộ Trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên năng lực yếu kém. Diên xuất thân là một cán bộ đi lên từ phong trào đoàn đội, chỉ học hết cấp 2 rồi phải học cấp 3 theo chương trình bổ túc văn hóa, sau đi làm cán bộ đoàn và học đại học tại chức.

Con đường thăng tiến của Diên có rất nhiều mờ ám và liên quan chặt chẽ với giới tội phạm ở Thái Bình. Diên lên ngồi chủ tịch Thái Bình ít lâu rồi về “ban tuyên láo” trước đại hội 13. Sau đại hội, Diên về ngồi ghế bộ trưởng Công Thương thay Trần Tuấn Anh.

Chắc Diên nhìn thái tử Trần Tuấn Anh tài sản tỷ đô la, lấy người mẫu, chơi hoa hậu, phong lưu còn hơn cả vua chúa ngày xưa nên Diên ao ước ngồi cái ghế Anh để lại. Diên bỏ cả đống tiền thi đấu, được Tư Sang, Phạm Minh Chính nhận làm đệ tử, đưa lên. Nhưng Bộ Công Thương qua hai đời Vũ Huy Hoàng, Trần Tuấn Anh thì chỉ còn là một núi rác thải, chứ không dễ ăn như thời xưa. Diên điều hành bộ theo kiểu đi vớt bèo lục bình, được ba bữa đã loạn.

Kỳ thực trong miếng bánh xăng dầu, phần kiếm chác được nhất là cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thời Trần Tuấn Anh ăn cả rồi. Miếng còn lại “quĩ bình ổn” giờ cũng bị “soi” kỹ hơn nên không dễ ăn nữa. Còn phần “quản lý thị trường,” phía dưới địa phương ăn chứ bộ chỉ còn “nước sót.” “Quan xa, bản nha thì gần,” Bộ Công Thương không can thiệp được vào các nhóm lợi ích là các ông lớn nhà nước, dưới địa phương thì càng không quản được. Đó là thực tế.

Diên ngồi ghế bộ trưởng Bộ Công Thương ở giai đoạn này chỉ “đổ vỏ” cho các nhiệm kỳ trước. Với năng lực của Diên, bất quá chỉ đến tháng Mười năm sau ông Trọng phải đưa Diên về lại ban tuyên láo uống trà.

Chính trường Việt Nam bị chi phối bởi hàng ngàn nhóm lợi ích chằng chịt. Các chính sách nhà nước khi mâu thuẫn với lợi ích nhóm sẽ ngay lập tức bị phá ngang. Chẳng phải là giới chức CSVN không lo ngại khi thấy “gương tày liếp” ở bên cạnh là Lào và Sri Lanka. Thuế phí đánh vào xăng dầu từ trước tới nay quá tàn bạo, ăn mòn sức dân, kinh tế suy sụp, giới chức CSVN không phải không hiểu điều đó. Nhưng giờ đây, “ngân sách như dòng sông đã cạn” và những nhóm lợi ích mới là những kẻ quyết định luật chơi. Nhà nước chỉ là bình phong của các nhóm lợi ích mà thôi.

Người dân luôn luôn là thân phận vịt ngan để đảng CSVN vinh quang 4 lần và những tập đoàn lợi ích nhóm mafia vặt đến cái lông cuối cùng.

Tân Phong

- Quảng Cáo -