Quảng Nam và Đà Nẵng yêu cầu công ty thủy điện trả nước chống hạn hán

- Quảng Cáo -

Quảng Nam và Đà Nẵng yêu cầu công ty thủy điện trả nước chống hạn hán

Trong một sự kiện chưa từng có, hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã phải lên tiếng đòi các công ty thủy điện trả nước cho dân để chống hạn hán. Trong cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Cục thủy lợi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hai địa phương Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trước tình trạng hạn hán đang diễn ra khốc liệt tại hai địa phương này, tin cho biết hiện mực nước tại các hồ chứa chính của thành phố Đà Nẵng đều dừng hoạt động, hàng ngàn mẫu lúa đông xuân bị ảnh hưởng, nhà máy nước Cầu Đỏ Đà Nẵng phải bơm nước từ nhà máy nước dự phòng trên đập dâng An Trạch, cách trạm bơm cầu Đỏ 8km, chi phí lớn, rủi ro nhiều.

Ngoài thời tiết bất lợi, thì việc thủy điện Đắk Mi 4, thượng nguồn sông Vu Gia hầu như không xả nước về hạ du trong thời gian qua là nguyên nhân gây thiếu nước vùng hạ du. Trước tình hình hạn hán này, ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng phải đòi thủy điện Đắk Mi 4 xả nước về lại sông Vu Gia để chống hạn. Tuy nhiên đến nay nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 vẫn không chịu xả nước mặc dù mực nước trong hồ thủy điện Đắk Mi 4 hiện là 250.7 thước, cao hơn mực nước chết 10 thước.

Ngoài ra hai tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam còn đang tính đóng chặn tạm thời cửa vào sông Quảng Huế là nhánh chia nước từ sông Vu Gia về sông Thu Bồn, bằng đất, bao tải cát để tập trung nước về sông Ái Nghĩa là nhánh chia nước về Đà Nẵng để cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng.

- Quảng Cáo -

Các lãnh tụ của Cộng sản Việt Nam đã cãi nhau trong suốt cuộc hội thảo, bất chấp nỗi khổ của người dân vì thiếu nước sinh hoạt và nông dân không có nước để trồng trọt. Dự báo hạn hán sẽ còn kéo dài đến tháng 9 khiến cho nhiều người lo ngại tình hình không biết sẽ còn tệ hại đến mức nào.

Gần 80% công chức Việt Nam ‘thu nhập ngoài lương’

Gần 80% công chức Việt Nam đang sống bằng các khoản “lợi tức phụ,” con số đủ để xác định tính chất tham nhũng quá mức trầm trọng tại quốc gia này.

Kết quả này dựa theo kết quả cuộc khảo sát do Tổ chức Thanh tra của nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới thực hiện trong năm qua, thông qua việc phỏng vấn 2,000 cán bộ, công chức nhà nước ở mười tỉnh của Việt Nam.

Tám mươi phần trăm số người được hỏi cho biết, cơ cấu “gói tiền thu nhập ngoài lương” đó bao gồm: tiền khoán (65%), tiền được bồi dưỡng tại các cuộc họp (55%), tiền huê hồng được chia, tiền được biếu từ các “quỹ đen” của các đơn vị kinh doanh… Kết quả cuộc khảo sát này cũng cho thấy, đa số công chức, cán bộ “có lợi tức ngoài lương” nói trên đều là những người có chức vụ chủ yếu trong bộ máy nhà nước, hoặc có thẩm quyền trong một lĩnh vực nào đó.

Báo Người Lao động dẫn lời một cán bộ cao cấp về tiền lương của Việt Nam nói rằng các khoản “được chia” từ các công trình, dự án, quỹ riêng; tiền được tặng, được biếu thường rất lớn và không thể kiểm soát được. Cũng vì các khoản tiền nói trên được “chung, chi” bằng tiền mặt, việc kiểm soát thu nhập lại càng xa tầm với của “các tổ chức có thẩm quyền.”

Mới đây, theo ông Jairo Acuna Alfaro, ‘cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chánh và chống tham nhũng,’ thì việc kê khai tài sản, một trong những biện pháp ngăn ngừa tham nhũng, tại Việt Nam vẫn còn rất hời hợt.

Ông Jairo Acuna Alfaro cho rằng, những ai nói việc sử dụng tiền mặt đã “làm khó” việc kê khai tài sản một cách trung thực là ngụy biện. Vì việc sử dụng tiền mặt chỉ gây khó khăn, chứ không cản trở việc kê khai tài sản. Bản chất của tham nhũng ở mọi nơi đều giống nhau: đó là sự lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân.

Cuối cùng, theo ông Jairo Acuna Alfaro, Việt Nam cần có một bộ máy giám sát ở bên ngoài bộ máy nhà nước, với đầy đủ quyền lực để có thể mở các cuộc điều tra và truy tố những kẻ nghi tham nhũng một cách độc lập.

Thêm một phiên tòa bất công vừa hạ màn

Sau hơn hai ngày xét xử, sáng hôm qua 10/4 phiên sơ thẩm xét xử các lãnh đạo xã Vinh Quang  và huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng trong vụ án «Hủy hoại tài sản» và «Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng» liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất và phá nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã kết thúc.

Bản án sơ thẩm dành cho các bị cáo là quan chức huyện Tiên Lãng trong vụ án «hủy hoại tài sản» gia đình nhà ông Vươn được tòa sơ thẩm thành phố Hải Phòng tuyên sáng nay (10/4), với 4 án tù treo và một án tù giam, đã bị dư luận đánh giá là quá nhẹ không thỏa đáng với tội danh của các bị cáo.

Ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng phiên tòa này chỉ là một trò hề .vì trước đó rất nhiều thông tin rằng anh em ông Hiền, ông Liêm từng nói đã chạy được tất cả án treo. Đây là một vấn đề rất là nhức nhối.

Từ xã Vinh Quang, huyện Tiên Lang, chị Phạm Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Quí ngay sau phiên tòa hôm 10/4 đã trả lời phóng viên Vân Quang như sau :

 

(Audio PV chị Phan Thị Hiền)

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here