Thư kêu cứu của gia đình blogger Huỳnh Thục Vy

- Quảng Cáo -

Thư kêu cứu của gia đình blogger Huỳnh Thục Vy

da-gach-nem-vao-nha-ong-Tuan-300x225
Gạch đá ném vào nhà ông Tuấn

Ngày 12.2.2014 gia đình blogger Huỳnh Thục Vy phổ biến một thư kêu cứu về việc công an giả danh côn đồ khủng bố nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn bằng cách ném gạch đá vào nhà ông tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thư kêu cứu cho biết vào lúc 19giờ 35 phút đêm 11.2.2014 có 4 thanh niên đi trên 2 chiếc xe gắn máy dừng lại trước nhà và thẳng tay ném bốn cục đá lớn, loại đá lát đường nặng khoảng 1,5 kg lên mái nhà của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn tại Đội 1 thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Trong đó, hai cục lớn nhất làm vỡ mái tôn xi măng và rơi xuống cách chỗ ông Tuấn nằm hơn 1m làm nhiều đồ đạc trong nhà bị hư vì ngã đổ.  Sau khi đồng loạt ném đá vào nhà, bốn thanh niên phóng xe bỏ chạy.

- Quảng Cáo -

Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 4.4.2013, nhà của ông Tuấn bị tấn công bằng nước phần và cá thối, ngày 31.12.2013 ông Tuấn bị công an Hà Nội đánh gãy xương ức.

Những động thái này cho thấy âm mưu bẩn thỉu của chính quyền CSVN, dó là giảm thiểu những vụ bắt bớ tù đày các nhà bất dod62ng chính kiến và chyuễn qua phương cách làm hao tổ tâm sức của họ bằng những vụ sách nhiểu nhỏ nhưng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng và phá hoại cuộc sống bình thường.

Kiểu đàn áp này vừa giúp chính quyền tránh được sự chỉ trích của dư luận và truyền thông, vừa là lách khá hiệu quả để kiềm chế hoạt động của những người bất đồng chính kiến vì họ phải bận tay dọn dẹp đống đổ nát mà chính quyền để lại trên cuộc sống của họ.

Vụ tấn công vào gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển gần đây và bắt ông đi trong khi ngày cưới sắp diễn ra càng cho thấy rõ ràng âm mưu đó.

1654304_574468772639001_269025147_n-225x300
Mái nhà bị thủng

 

Báo Một Thế Giới gở loạt bài 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung

HuyDuc_BienGioiThangHaiChiều thứ Tư 12/2, báo điện tử Một Thế Giới, báo mạng mới thành lập của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng loạt bài phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện xảy ra ngày 17/2/1979.

Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề “Biên giới, hồi ức 35 năm”, “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau” và “Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ”; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng khốc liệt.

Cạnh đó, báo Một Thế Giới cũng đăng bài viết “Phút bi tráng ở Pò Hèn” của Ngọc Uyên, nói về cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với quân Trung Quốc vào rạng sáng 17/2/1979, trong đó toàn bộ 45 chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã hy sinh. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ.

Khi được hỏi về việc báo Một thế giới phải gỡ bài, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương CSVN, nói ông “không biết” và không có tác động bất cứ gì vào chuyện này.

Ông Kỷ còn trơ trẻn khẳng định rằng báo chí tại Việt Nam có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật trong khi ai cũng biết tất cả các cơ quan truyền thông báo chí đều trực thuộc nhà nước CSVN và chỉ có 1 Tổng Biên Tập là Ban Tuyên Giáo Trung Ương.

Ngày 17.02.2014 sắp tới là đúng 35 năm ngày quân Trung Quốc xâm lược tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong chiến dịch mà Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo Trung Quốc khi đó gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống, cũng như chẳng có buổi lễ tưởng niệm các liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ tổ quốc này từ phía nhà cầm quyền CSVN.

 

Luật Nông Trại Mỹ gây khó cho ngành cá tra Việt Nam?

catraNgày 7/2/2014 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama vừa ký ban hành Luật nông trại farm bill. Luật này được cho là có thể ảnh hưởng lớn tới kim ngạch cá tra của Việt Nam vào Mỹ, đồng thời có thể xóa xổ hàng loạt ao nuôi của hộ nông dân nhỏ lẻ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Luật Nông Trại (farm bill) mới ban hành, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ áp dụng tiêu chuẩn qui định cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang hàng với mặt hàng cá da trơn được sản xuất tại Hoa Kỳ, từ qui trình sản xuất cho đến việc đóng gói và xuất khẩu. Đây sẽ là việc không dễ dàng cho một quốc gia như Việt Nam, đặc biệt đối với những nông dân nuôi cá tra ở Việt Nam.

Năm 2013 tổng lượng cá tra Việt nam xuất khẩu ra thế giới trị giá 1,8 tỷ USD. Theo lời ông Nguyễn Tử Cương kể từ năm 1995 Hoa Kỳ là thị trường chi phối từ 27% tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng. Việt Nam sẽ không thể để mất một thị trường nhập khẩu cá tra gần ngang bằng với tất cả các nước EU gộp lại.

Nuôi trồng thủy sản trong đó có cá tra sẽ phải tiến theo con đường hội nhập quốc tế trong đó những nội dung căn bản nhất đó là hoạt động nuôi trồng hoạt động chế biến và xuất khẩu phải đảm bảo được 4 trị an: một là an toàn thực phẩm; hai là an toàn cho môi trường; ba là an toàn bệnh dịch và thứ tư là an sinh xã hội.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here