Phái Đoàn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Đến Việt Nam

- Quảng Cáo -

Phái Đoàn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Đến Việt Nam

tudotongiaoBà Katherine Lawson viên chức thuộc Văn phòng tự do tôn giáo quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã sang thăm Việt Nam từ ngày 4 tháng 10 đến ngày 11 tháng 10 năm 2014. Trong thời gian ở Việt Nam, Bà Katherine Lawson sẽ gặp gỡ một số cơ quan chính quyền Việt Nam như Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo chính phủ, và một số các tổ chức tôn giáo tại Hà Nội, Gia Lai và sài Gòn để tìm hiểu về đời sống tôn giáo ở Việt Nam.

Được biết, hôm 8/10 Bà Katherine Lawson đã gặp các lãnh đạo Giáo Hội Phật  Giáo  Việt Nam. Bà Katherine Lawson đã đưa những câu hỏi xoay quang vấn đề tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam, các mối quan hệ của Phật giáo với các tôn giáo bạn và sự hỗ trợ của nhà cầm quyền đối với các tôn giáo. Và ngày mai 09/10/2014 Bà Katherine Lawson vào Sài Gòn để làm việc với một số địa điểm Tôn Giáo.

Văn phòng của Bà Katherine Lawson chính là cơ quan chủ trì soạn thảo Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đệ trình lên quốc hội Hoa Kỳ.

- Quảng Cáo -

 

9,000 công nhân nhà máy Hà Nam nguy cơ bị nhiễm chì trầm trọng

côngnhanHaNamTheo báo Lao Động, hàng trăm công nhân nhà máy sản xuất dây dẫn Sumi VN tọa lạc tại khu công nghiệp Đồng Văn 2, thuộc tỉnh Hà Nam đang hoang mang sợ hãi trước nguồn tin là nhiều người bị nhiễm độc chì sau một thời gian làm việc tại nhà máy.

Thông tin nguy cơ nhiễm độc chì bùng nổ trong thời gian qua khiến hàng trăm công nhân Sumi VN hốt hoảng, bỏ tiền túi đi làm xét nghiệm tại các bệnh viện ở Hà Nội. Một nữ công nhân đang mang thai được các bác sĩ khuyến cáo nên dừng công việc tại nhà máy Sumi VN càng sớm càng tốt.

Được biết, công nhân Sumi VN đứng trước nguy cơ nhiễm độc chì, vì mỗi ngày phải tuốt hàng chục ngàn loại dây điện có chứa chì. Các công nhân cũng lên tiếng tố cáo thái độ tắc trách của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Hà Nam, vì đã bỏ quên việc theo dõi tình hình sức khoẻ của người lao động tại nhà máy Sumi VN.

Báo Lao Động dẫn lời ông Đặng Đình Thoảng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam, xác nhận ngành y tế địa phương chưa bao giờ xem xét môi trường làm việc và mức độ an toàn của công nhân làm việc tại Sumi VN.  Ông này thú nhận rằng, các cơ sở y tế tại huyện Hà Nam không đủ máy móc, phương tiện và điều kiện để theo dõi sức khoẻ của 9,000 công nhân. Tâm lý bất an ở công nhân Sumi VN hiện đang lan tràn.

Trong khi đó, theo Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, tính đến nay thì lượng chì tìm thấy trong máu của công nhân Sumi VN vẫn còn nằm trong ngưỡng cho phép. Dù vậy, các y bác sĩ của Trung tâm xác nhận rằng, cần phải theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của công nhân Sumi VN, để bảo đảm rằng họ không tiếp tục bị nhiễm độc chì.

 

Bác sĩ tố cáo nhà cầm quyền xây bệnh viện riêng cho lãnh đạo quan chức
benh_vienMới đây, một bác sĩ giấu tên, đã lên tiếng tố cáo tình trạng phân biệt đối xử của quan chức Cộng sản và dân thường trong y tế.

Trên trang blog của vị bác sĩ này, ông nhấn mạnh rằng đất nước đang rơi vào một tình trạng bất công, vì dân chúng thì chịu đựng một hệ thống bệnh viện quá tải, còn quan chức, cán bộ, đảng viên thì được chăm sóc y tế bằng một hệ thống thượng hạng. Đặc biết là bệnh viện Thống Nhất tại Sài Gòn, nơi phần lớn để chăm sóc cho các quan chức, cán bộ cao cấp. Điều đau lòng là trong khi thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết, cán bộ cao cấp lại được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Sự biệt đãi dành cho quan chức, cán bộ đảng viên đang biến Việt Nam trở thành một quốc gia phục vụ cho một số đảng viên lãnh đạo cộng sản. Chế độ thì luôn tuyên bố xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Trình trạng phân biệt đối xử này không thể chấp nhận được nữa.

Mới đây, có tin tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa. Trong khi Thanh Hóa có gần 250.000 người đói, nhưng nhà cầm quyền lại thản nhiên tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Hiện tại ở Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất, quận Tân Bình, dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Rất nhiều bác sĩ làm việc ở các nơi đó, vẫn than thở rằng các nhân vật lãnh đạo quyền thế coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là người làm trong nhà của họ.

Ở Việt Nam, trong khi hệ thống bệnh viện của dân thường quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, thì CSVN trở thành một giai cấp đặc quyền, ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho riêng mình. Cộng sản đang trở thành gia cấp thống trị, và hiện rõ là là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam.

 

Nước biển dâng cao- 23 triệu người dân Việt Vam nguy cơ bị ngập nước

ngaplutNước biển bị tác động bởi thay đổi khí hậu dâng lên đúng như suy đoán trước nay, khoảng 2.6% dân số toàn cầu là 177 triệu người đang sống ở nơi có nguy cơ ngập lụt thường xuyên.

Một phần tư số dân Việt Nam là 23 triệu sống ở những vùng có khả năng bị lụt thường xuyên vào cuối thế kỷ này. 50 triệu người Trung Quốc sống ở những nơi có cùng nguy cơ. Khắp toàn cầu, cứ 40 người thì có một người sống ở nơi có khả năng hứng chịu tình trạng lụt lội thường xuyên vào cuối thế kỷ này, trừ khi có những thay đổi quan trọng.

Những con số trên đây là kết quả của một phân tích mới về mực nước biển và nguy cơ lụt lội trên thế giới, do Trung tâm Khí hậu tiến hành, dựa trên các dữ liệu chi tiết hơn về mực nước biển. Phân tích mới đưa ra những dự báo cho từng quốc gia về số dân có nguy cơ thường xuyên hứng chịu lũ lụt.

Phân tích cũng cung cấp thêm nhiều bằng chứng rằng các nước thải ra nhiều khí carbon nhất, không nhất thiết phải hứng chịu tác động của thay đổi khí hậu. Hoa Kỳ là một trong những nhà thải khí lớn nhất tính theo đầu người và về phương diện lịch sử. Tỷ lệ dân Hoa Kỳ được cho là có khả năng chịu ngập lụt thường xuyên chỉ khoảng 1%. Tuy nhiên, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về cả khí thải hiện nay và số dân lớn nhất có nguy cơ chịu lũ lụt nhiều. Bản phân tích của báo New York Times và tổ chức Climate Central vẽ ra bản đồ tai họa nước biển dâng và chỉ ra các nước bị thảm họa này nhiều nhất. Bản phân tích chỉ tính đến các nước lớn, có dân số trên 1 triệu người.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here