Giao đất 99 năm: một đại họa dân tộc

- Quảng Cáo -

Phạm Nhật Bìnhviettan.org |

Không cần là một nhà quân sự, khi nhìn lên bản đồ Việt Nam ai cũng thấy được vị trí của Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) là ba địa điểm xung yếu trong chiến lược phòng thủ đất nước.

Hiện nay đó là ba đặc khu kinh tế mà nhà cầm quyền CSVN đang muốn xây dựng để gia tăng nguồn thu đang bị kiệt quệ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Nhưng trước hết, lãnh đạo đảng phải làm thế nào để quốc hội đóng dấu thông qua “Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”, gọi tắt là Luật đặc khu. Vì thế mà hiện nay đã có những cuộc thảo luận tại diễn đàn quốc hội về một số vấn đề như tại sao chỉ lập casino, hotel mà không lập khu công nghiệp, cơ quan hành chánh đặc khu gọi là gì và nằm trong thẩm quyền của ai, v.v…

Vấn đề đã trở nên bàn tán sôi nổi với kẻ chống người bênh là trong dự thảo quy định là đặc khu có thể giao đất cho nhà đầu tư 99 năm khi cần, thay vì từ 50 năm đến tối đa 70 năm như quy định hiện áp dụng. Nhiều đại biểu quốc hội lên tiếng chống đối và cả dư luận trên cộng đồng mạng cũng cho đây là quy định nguy hiểm, chẳng khác nào đặc khu Hồng Kông đã để cho Anh thuê 99 năm với giá rẻ mạt sau khi thua cuộc chiến tranh nha phiến.

- Quảng Cáo -

Trong cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, bà Phạm Chi Lan một chuyên gia kinh tế cho rằng cơ chế ưu đãi thuế và cho thuê đất tối đa 99 năm không thực sự cần thiết. Vì “trong thời buổi công nghệ thay đổi tính bằng ngày, có ai dám bảo đảm sẽ chỉ kinh doanh ngành đó, nghề đó, lĩnh vực đó trong thời hạn dài 90 năm hay thậm chí 70 năm”. Đây là một cái nhìn thuần túy kinh tế cho thấy Luật đặc khu còn nhiều thiếu sót khi đưa vào hoạt động, chưa kể những đánh giá tác động môi trường, an ninh và quốc phòng.

Một ý kiến giá trị khác của TS Lê Đăng Doanh Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thẳng thắn nêu lên “Đặc khu như vậy, đầu tư một số tiền lớn như thế, cho thuê đất đến 99 năm, rồi miễn giảm thuế, ngay cả thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ được giảm để thu hút. Nếu ta chỉ có thể thu hút được casino và bất động sản thôi thì vấn đề khoa học – công nghệ sẽ như thế nào?” Các chuyên viên kinh tế tài chánh ngoài chính phủ hầu hết đều cho rằng nên dừng thông qua Luật đặc khu trong năm 2018 vì không thể chỉ nhìn thấy những lợi ích lớn lao còn trên giấy mà phiêu lưu bỏ quên chủ quyền đất nước.

Trong khi ấy quy định có thể giao đất đến 99 năm được nhà nước ung dung mô tả là chính sách “vượt trội” để thu hút các nhà đầu tư. Nhưng thử hỏi trong trường hợp này, chính sách vượt trội nếu áp dụng thật sự nó làm lợi cho ai? Rõ ràng thời hạn cho thuê đất lâu dài sẽ giúp cho các nhà đầu tư bất động sản, những kẻ đầu cơ đất đai nắm hoàn toàn lợi thế trong việc buôn bán sang nhượng của họ cả một thế kỷ. Cho dù có những doanh nghiệp làm ăn thất bại phá sản trong 5 hay 10 năm, họ vẫn có thể tiếp tục trục lợi trên mảnh đất đã thuê như một thứ nhượng địa.

Nguy hiểm nhất, 99 năm là cơ hội cho Trung Cộng nhảy vào chiếm lĩnh những vùng đất quan trọng ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, chưa kể đến những xâu xé khác từ tư bản nước ngoài có hơi hám đồng nhân dân tệ đứng sau. Bắc Kinh một mặt tung tiền khai thác kinh tế, một mặt dùng thế lực kinh tế bành trướng thế lực chính trị. Một đạo quân đông đảo lao động phổ thông kéo đến sinh cơ lập nghiệp lâu dài, làm tăng nguy cơ phố Tàu trên đất Việt mọc lên tràn lan như loài nấm độc. Đó là con đường giúp Trung Cộng thôn tính Việt Nam nhanh chóng, mềm dẻo mà không cần đến một hành động quân sự.

Từ lâu Bắc Kinh vẫn coi Việt Nam là vùng đất phiên thuộc cần thu hồi. Ngoài biển thì Trung Cộng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và 7 đảo trong quần đảo Trường Sa từ sau sự kiện Gạc Ma năm 1988. Trung Cộng trong thời gian vài năm gần đây đã ráo riết bồi đắp, củng cố những đảo chiếm đóng phi pháp thành những căn cứ quân sự tương đối vững chắc. Còn lại 21 đảo đang do Việt Nam kiểm soát, Trung Cộng chưa chiếm nhưng xem ra vấn đề chỉ là thời gian lúc nào mà thôi. Lâu nay Trung Cộng vẫn thường xuyên lên tiếng Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) và cả Đông Sa theo cách gọi của họ là lãnh thổ thiêng liêng từ ngàn xưa của tổ tiên họ mà chủ quyền không thể tranh cãi. Tham vọng ấy còn chưa dừng lại trên đất liền.

Bằng chứng là trên vùng Cao Nguyên Trung Phần, năm 2001 Đại hội lần thứ 9 của đảng CSVN đã thông qua “chủ trương lớn” thăm dò, khai thác bauxite, một dự án đã gây ra hàng loạt phản ứng chống đối kéo dài vì bóng dáng Bắc Kinh. Nhưng cuối cùng công nghệ lạc hậu của Trung Cộng mang theo hàng chục ngàn công nhân vẫn xâm nhập được Cao Nguyên, hình thành một đạo quân thứ năm nằm chờ cơ hội. Đó là chưa kể những tác hại môi trường do bùn đỏ và sinh hoạt xã hội địa phương bị “Tàu hóa” tràn lan nhếch nhác. Với hàng loạt đô-la vung ra một cách hào phóng, bàn tay bành trướng của Bắc Kinh đang kiểm soát và khống chế cả Lào và Campuchia dần dà đưa 2 nước Đông Dương cũ tách khỏi quỹ đạo Việt Nam.

Như vậy một khi Luật đặc khu thông qua, những đại gia Trung Cộng với sự hỗ trợ vô giới hạn của các ngân hàng đầu tư lập tức nhảy vào. Thuê đất 99 năm của 3 đặc khu ở ba miền Nam Trung Bắc của Việt Nam không khác gì là nắm trong tay những nhượng địa trong lâu dài. Trong 100 năm ấy, điều gì sẽ xảy ra với một chế độ luôn cúi đầu quy phục thiên triều, đặt lòng yêu nước xuống dưới tình láng giềng hữu nghị?

Rõ ràng là Trung Cộng sắp hoàn thành mục tiêu biến Việt Nam thành quận huyện của Tàu mà không cần chờ đến năm 2020 của mật ước Thành Đô. Ngay từ năm 2018, Việt Nam sẽ trở thành một loại khu tự trị trong đại gia đình Hán tộc, nếu đạo luật lập 3 đặc khu được quốc hội thông qua với việc giao đất 99 năm bất chấp ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như người dân.

Bởi vì trong khi mới đây chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) cảnh báo về một “cuộc đua xuống đáy” diễn ra tại 3 đặc khu “hút hết nguồn lực của các nơi khác về đây”. Thì Phó chủ tịch quốc hội Uông Chung Lưu vẫn hào hứng tuyên bố trước quốc hội “Làm đặc khu là theo đúng nguyên lý là ‘dọn chỗ’ để thu hút ‘phượng hoàng’ đến làm tổ”.

Thật rất hỗ thẹn với nhóm từ của ông Uông Chung Lưu “thu hút phượng hoàng đến làm tổ”. Vì nó gợi cho người dân Việt không phải là phượng hoàng mà là hình bóng của một bầy quạ đen từ Bắc Kinh bay đến xâu xé lãnh thổ Việt Nam. Đại họa dân tộc đang ở ngay trong tay của những bọn gọi là “đại diện dân”. Thật là một mối nhục không thể chịu được.

Bằng mọi cách, người Việt Nam trong và ngoài nước phải lên tiếng ngăn chặn quốc hội CSVN thông qua Luật đặc khu để chống Hiểm Họa Bắc Triều!

- Quảng Cáo -

36 CÁC GÓP Ý

  1. Bán đảo phú quốc của Việt Nam tương lai trở thành kịch bản bán đảo Crimea của Ukraine còn Vân đồn và Bắc vân phong hợp cùng với Formosa Hà tĩnh tương lai sẽ là vùng trái độn Donbass kịch bản không khác gì bị thằng nga cộng chiếm đóng năm 2014.

    • làm như vậy trung quốc chống lưng cho đảng mới an toàn . dân biểu tình nổi dậu là chết ngay . đảng tha hồ mà cướp bóc. hảm hiếp dân lành không sợ gì nữa

    • Ban ( hien) dung co CUOI. Xin loi ! O day dau co cai ( VUI) dau ma Ban ( hien) CUOI. Day la mot noi NHUC va XAU HO cua nhung KE THAI THU CAU VINH. Roi se co ngay Lich Su VN se ghi chep lai TEN cua nhung KE ( TOI DO) Ban Nuoc Cau Vinh. Vui long ! Truoc khi di NGU nho DANH RANG cai mieng Ban ( hien) HOI THUI WA. THUI KINH !

  2. Những người yêu nước ơi, trước việc nhà nước cho Trung Quốc thuê đất 99năm. Các bạn đã làm gì chưa? Tôi kêu gọi cùng thay đổi ảnh đại diện ngay bây giờ.

  3. Nơi địa hình là điểm định vị cấm cờ của tàu cộng…là nơi Phòng thủ huyết mạch trên đảo Phú Quốc: cúng là một nơi rừng hộ an ninh Quốc Phòng.
    Ở điểm đó rất rừng rậm và có những con sông nhỏ lưu thông hiểm trở…địch tiến khó vào, địch ra khó thoát..*…
    Theo địa hình nơi đó là cực Bắc, ráp ranh giới Cambuchia, tín theo đường Thuỷ giao thông cách li khoãn độ 4 hoặc 5 cây số…

    Rừng phòng hộ an ninh Quốc gia: Nơi đó bây giờ đả phá nát
    và, đã lập ra đặc khu kinh tế có trong 3 điểm huyết mạch an ninh xung yếu 1/ Phú Quốc- Kiên Giang, 2/ Bắc Vân Phong- Khánh Hoà, 3/ Vân Đồn- Quảng Ninh, là những nơi có chiến lược phòng thủ quốc gia..?!

    Định vị từ Phú Quốc đến Kiên Giang khoãn 120 hải lí.
    Từ Phú Quốc đến Hà Tiên khoãn 60 hải lí…
    Đường bay hành không quân sự: Từ Phú Quốc điểm đến Hà Tiên & Kiên Giang trong ngoài 30 phúc là xong.

    Đặc khu kinh tế.?!
    Đặc khu kinh tế có cần phá nát những nơi rừng phòng hộ an ninh Quốc Gia hay không,?

    Có phải chăng đây là một âm mưu có chủ đích của bọn hán gian hoá trang làm việt gian với mô hình cải dạng, để thôn
    tín Đất Nước Việt Nam về tay bọn tàu cộng.?!

    Những âm mưu của trung cộng luôn luôn có chủ định bằng một chữ “Triệt” Việt Nam: Từ chính trị, cho đến kinh tế, Xả hội, Môi trường, văn hoá, Khoa học, và, An ninh…
    Chắc chắn bọn tàu cộng Đã và, có lập khuôn theo mô hình lí thuyết chuyên chế XHCN CS, vừa ngụy biện, vừa ác, vừa độc, vừa mất nhân tính…một chủ thuyết cực đoan, không có tương lai cho nhân loại.!

    Trên thực tế thì sự giao hảo 4 tốt 16 chữ vàng là bạn tốt, đồng quan điểm, đồng phát triển tình hữu nghị.?!

    Nhưng sau lưng của bọn trung cộng cái giả tâm của chúng nó…luôn luôn lúc nào củng dùng một chữ “Triệt” đất nước Viết Nam cho bằng được.!

    Tôi biết, bạn biết, nhân dân trong và ngoài nước biết…?

    Có hai phương thức có thể thực hiện, nếu chúng ta có thể làm..*…

    1/ là chúng ta có thể nói lên nguyện vọng bất đồng chính kiến với hội đồng Quốc Hội của đảng cộng sản VN rằng: không được quyền cho thuê đất 99 năm, đó là bán nước.
    2/ là trực tiếp phản đối sự âm mưu xâm lược của tàu cộng chúng nó muốn cuốp chiếm đất nước Việt Nam bằng mô hình đồng tiền không có giá trị, để đổi lấy những mãnh đất có giá trị…
    củng là nơi trọng điểm an ninh quốc gia, Mà cha ông đã đỗ xừơng máu
    dữ gìn trên mấy ngàn năm qua.!

  4. Thuc ra to quoc .dat nuoc moi la truong ton .con cac dang phai chinh tri chi la nhat thoi .dang csvn dung ra ko co quyen lam dieu nay khi chua thong qua y kien toan dan .con quoc hoi la mot lu bu nhin va an theo chu chang dai dien duoc cho tieng noi cua nguoi dan .vay con tin tuong va cho doi gi nua

  5. TÔI PHẢN ĐỐI CHO THUÊ ĐẤT VỚI 99 NĂM. CHO TÒA ÁN TRUNG QUỐC XỬ TRÊN ĐẤT VIỆT NAM .
    TÔI DÁM LÀM CÒN BẠN ?
    Cộng đồng mạng cùng nhau lên án hành vi bán nước
    PHÁT HIỆN MỚI, RẤT NGHIÊM TRỌNG VỀ DỰ THẢO “LUẬT ĐẶC KHU”

    Bài của Luật sư Trần Đình Dũng
    2-6-2018

    Luật đặc khu (Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc):
    CHO PHÉP TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI VÀO XÉT XỬ CÔNG DÂN VIỆT NAM TRÊN LÃNH THỔ QUỐC GIA

    Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

    Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).

    Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài nhảy vào giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam ngay trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).

    Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh:

    “3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. – Hết trích.

    Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.

    Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.

    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đây là lần đầu tiên một đạo luật cho phép Tòa án nước ngoài phán quyết sự việc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam của công dân Việt Nam.

    Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…

    Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính – kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.

    Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

    Saigon 2.6.2018

  6. Âm mưu dã dc dịnh sẳn! từ
    việc dảng cướp quyền bầu
    cử cũa nd.Cài người cũa dảng
    làm dại biểu nd dể dảng lộng
    ngộn là : nd dồng tình với
    dường lối chính sách cũa dảng ld.

  7. Biết chứ! Ai củng biết mà chẳng ai muốn làm. Vì : không phải chuyện của mình? đả có đảng và nhà nước? rụt rịt thì tù rục xương? hay kệ mẹ nó?…..

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here